Tiềm năng lớn của xuất khẩu ngành dệt may củaViệt Nam với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trƣờng rộng mở nhất là khi Việt Nam gia nhập TPP.
Các chỉ số thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm nhƣ sau:
Biểu đồ 3.2: Giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 1996 - 2014
Nguồn: Tổng cục Thống Kê(2014)
Trong giai đoạn từ 1996- 2014 cho thấy giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tăng mạnh qua các năm. Dệt may của Việt Nam là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn ngay từ năm 1996 với giá trị là trên 1 tỷ đô, mặt hàng này cũng sớm đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD từ năm 2002, đạt trên 9 tỷ USD vào năm 2008, đạt trên 11 tỷ USD vào năm 2010, đạt trên 17 tỷ USD năm 2013. Nhƣ vậy thời gian để tăng thêm 1 tỷ, 2 tỷ, 3 tỷ USD ngày một ngắn, cho thấy giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ngày một tăng và có tiềm năng lớn khi Việt Nam gia nhập TPP.
Về thị trƣờng xuất khẩu, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt ở hàng trăm nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có khoảng 50 thị trƣờng đạt trên 10 triệu USD và 16 thị trƣờng đạt trên 100 triệu USD.
Biểu đồ3.3: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Tiềm năng về thị trƣờng còn có điều kiện rộng mở. Chỉ tính riêng về các nƣớc trong TPP,theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2013 vào 11 nƣớc này đạt 11684 triệu USD chiếm 22,7 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào TPP. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trƣờng TPP đạt khá cao, nhƣ Hoa Kỳ 36%, Canada 25,2%, Nhật Bản 17,4%, Chile 14%, Mexico 9,8…Nếu Việt Nam gia nhập TPP thì tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào TPP sẽ đƣợc hƣởng lợi về thuế xuất.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng toàn cầu, mở cửa thị trƣờng đem đến nhiều lợi ích cho các quốc gia, thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, lao động…Việt Nam tích cực tham gia và ký kết các FTA nhằm tạo môi trƣờng kinh tế và mở rộng thị trƣờng. Trong đó thị trƣờng Hoa Kỳ là thị trƣờng trọng yếu, rất quan trọng với ngành dệt may của Việt Nam nói riêng và xuất khẩu Việt Nam nói chung. Số liệu thống kê sơ bộ năm 2013 của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ đạt hơn 8,61 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và chiếm 48% tổng 17,95 tỷ USD trị giá xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hàng dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trƣờng lớn nhất thế giới này.
Dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh trong các năm qua, tuy vậy giá trị gia tăng lại chƣa cao. Dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hoặc nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm, nhƣ vậy chỉ giải quyết vấn đề về lao động mà không tạo nên giá trị. Những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng về số lƣợng nhƣng hàm lƣợng giá trị trong từng sản phẩm là không cao, trong tƣơng lai khi hàm lƣợng gia tăng không cao trong khi số lƣợng xuất khẩu tới hạn thì giá trị xuất khẩu không tăng.
Ngoài ra,tham gia TPP là cơ hội cho các hàng hóa của Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với hàng hóa các nƣớc đang phát triển, hàng hóa không bị đánh thuế, môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, ƣu đãi khác trong nội khối TPP là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngành dệt may Việt Nam.
3.2. Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước
Chính phủ cần ban hành những chính sách nhằm khuyến khích đầu tƣ và mở rộng sản xuất. Chính phủ tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và khuyến khích các nhà các nhà đầu tƣ trong nƣớc bỏ vốn đầu tƣ vào ngành dệt may nhƣ sửa đổi luật đầu tƣ, thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ hợp lý hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và cho ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình liên doanh với các đối tác nƣớc ngoài. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn FDI nhƣ giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá dịch vụ, cải tiến hơn nữa các thủ tục hải quan, cơ sở hạ tầng, tạo môi trƣờng đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài từ đó thu hút đƣợc nguồn vốn cho việc đổi mới các máy móc thiết bị cho ngành dệt may đồng thời áp dụng những khoa học công tiên tiến của các đối tác nƣớc ngoài nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng cho ngành dệt may.
3.2.1 Tạo cơ chế khuyến khích đầu tư vào các ngành phụ trợ
Hiện nay áp lực lớn nhất của ngành dệt may là chƣa tạo đƣợc nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may đƣợc nhập khẩu đến 90%, tuy có kim ngạch xuất khẩu cao nhƣng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ƣớc tính khoảng 35- 38% tổng kim ngạch. Do đó ngành dệt may phải quy vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.
Đồng thời chúng ta phải cải thiện chất lƣợng nguyên phụ liệu , đa dạng các loại vải , khâu thiết kế là rất quan trọng. Nhƣng ở đây là thi ết kế vải, chứ không phải thiết kế thời trang cho may, nhƣ chúng ta thƣờng nhắc tới. Nhiều nƣớc cũng đă thành công khi đi theo hƣớng này, mà điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và gần đây là Thái Lan. Ngoài việc thiết kế ra các loại vải đáp ứng các mẫu thời trang mới, các quốc gia này còn tiên phong trong việc sáng tạo ra các loại vải thân thiện với môi trƣờng (vải chống bụi, diệt khuẩn), vải khoác ngoài nano để giữ ấm, vải có tính hút ẩm cao và mang mùi hƣơng tự nhiên… và nhiều loại vải kỹ thuật khác… Hƣớng đi này đă
trƣờng quốc tế. Đây có thể là một hƣớng phát triển cho ngành dệt, nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành may xuất khẩu.
Tham gia TPP đƣợc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng khi mở ra cơ hội tăng trƣởng xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm - một "cú hích" mới cho các doanh nghiệp phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Khi TPP có hiệu lực, về cơ bản tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các nƣớc thành viên sẽ đƣợc ƣu đãi thuế quan, trong dài hạn thuế quan có khả năng về mức 0%. Đây chính là lợi thế đặc biệt giúp hàng dệt may trong nƣớc có khả năng cạnh tranh cao hơn so một số nƣớc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhƣng không phải thành viên TPP. Một trong những điều kiện để hƣởng ƣu đãi thuế quan vào thị trƣờng các nƣớc thành viên TPP là các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh lô hàng xuất khẩu có xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu từ sợi trở đi (không tính xuất xứ bông) đƣợc sản xuất trong nƣớc hoặc tại các nƣớc thành viên TPP.
Chính phủ cần có chiến lƣợc rõ ràng nhằm hoạch định vùng phát triển dệt nhuộm, đặc biệt là nhuộm khi nhiều địa phƣơng không còn muốn thực hiện khâu này bởi nó dễ gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng tới sức khỏe do hóa chất độc hại đem lại. Bên cạnh đó, nguồn lao động có kĩ thuật cần đƣợc tái đào tạo để tham gia vào quá trình phát triển toàn diện của ngành dệt may Việt Nam.
Trƣớc mắt, Nhà nƣớc cần có những chiến lƣợc tập trung đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành để sản xuất nguyên liệu trong nƣớc, thay thế nguyên liệu nhập khẩu, ngành thiết kế cần đƣợc củng cố và nâng cấp.
3.2.2. Thuận lợi hóa thương mại để giúp giảm chi phí
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với Việt Nam mở cửa nền kinh tế, tạo ra sân chơi chung cho các doanh nghiệp trong và nƣớc. Tuy nhiên rào cản về chính sách, thủ tục hành chính đang là vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan tâm khi thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, việc tiến hành cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi
hợp tác với Việt Nam là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xă hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bƣớc thận trọng và đã thu đƣợc nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Một trong những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện trong nỗ lực cải cách hành chính là triển khai hệ thống Hải Quan điện tử VNACC/VCIS và cấp C/O điện tử
3.2.2.1 Thuận lợi khi cấp C/O điện tử
Theo trung tâm xác nhận chứng từ thƣơng mại (VCCI) để đối phó với tình trạng gian lận thƣơng mại ngày một gia tăng, công tác kiểm tra thực tế sẽ tiếp tục đƣợc Hội đồng tƣ vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thƣơng mại qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) tăng cƣờng thực hiện. Thủ tục cấp C/O điện tử đƣợc đua vào sử dụng từ năm 2006 đến nay, mỗi năm VCCI cấp khoảng 500.000 bộ C/O và xác nhận hàng chục nghìn các loại chứng từ thƣơng mại. Để giảm thiểu các thủ tục hành chính, VCCI kết hợp với các đợt xét giảm chứng từ hàng năm để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp đƣợc các cơ quan bộ, ngành và doanh nghiệp đánh giá cao. Đặc biệt, nhằm ngăn chặn gian lận thƣơng mại có hiệu quả để đảm bảo uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thƣơng trƣờng thế giới. Năm 2010, trung tâm VCCI đă thành lập Hội đồng tƣ vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thƣơng mại qua C/O với sự tham gia của các bộ, ngành (Bộ Công thƣơng, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Bộ Công an và Tổng cục Hải quan).
VCCI đă tổ chức nhiều lớp tập huấn, trang bị kiến thức cho doanh nghiệp về gian lận thƣơng mại và phân tích cho doanh nghiệp biết khi có gian lận thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp, sản phẩm của doang nghiệp nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung trên thị trƣờng thế giới. Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để thu thập thông tin. Đồng thời chuyển tải đến doanh nghiệp các thông
tin về thực trạng gian lận thƣơng mại qua C/O và tuyên truyền phổ biến pháp luật, thực tiễn về các biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận thƣơng mại đối với mỗi ngành hàng và mỗi thị trƣờng, cũng nhƣ kỹ năng ứng phó đối với mỗi trƣờng hợp gian lận thƣơng mại để các doanh nghiệp sẵn sàng chủ động hơn…
3.2.2.2 Thuận lợi khi làm thủ tục Hải quan
Cải cách hiện đại hóa là yêu cầu đòi hỏi cấp bách đặt ra cho ngành Hải quan trong xu thế phát triển chung hiện nay. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi sự đổi mới toàn diện của Ngành nhằm đáp ứng nhanh chóng với các nhu cầu ngày càng tăng của thƣơng mại quốc tế. Xuất phát từ chức năng đặc thù của Ngành là cơ quan quản lý biên giới - “Ngƣời gác cửa nền kinh tế”, do đó, hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của Hải quan tác động mạnh mẽ đến quá trình thuận lợi hóa thƣơng mại quốc tế.
Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành Hải quan đă không ngừng thực hiện cải cách, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.Năm 2014, đƣợc xác định là năm tiếp tục có nhiều đột phá về cải cách, hiện đại hóa trong ngành Hải quan. Điều này đă đƣợc khẳng định khi mới đây, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014. Trong đó, công tác cải cách hành chính của ngành Hải quan đƣợc đặc biệt nhấn mạnh, tập trung vào 07 nhiệm vụ lớn sau:
Một là, phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ
nghiên cứu tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Hải quan sửa đổi;
Hai là, tổng kết đánh giá, thi hành, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 154/2005/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Nghị định số 14/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
Ba là, tổng kết đánh giá, thi hành, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bốn là, tổng kết đánh giá, thi hành, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 06/2003/ NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Năm là, tổ chức, thực hiện, triển khai đề án hiện đại hóa hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS.
Sáu là, tổ chức, thực hiện, triển khai đề án thực hiện Cơ chế Hải quan
một cửa quốc gia.
Bảy là, tổ chức, thực hiện, triển khai đề án Đầu tƣ trang bị và quản lý tàu thuyền ngành Hải quan giai đoạn 2011-2020.
Trên cơ sở xác định các nhiệm vụ trọng tâm, Tổng cục Hải quan đă và đang vào cuộc triển khai một cách khẩn trƣơng, sớm đƣa các nhiệm vụ trên vào triển khai, tạo thuận lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng xác định, càng sớm hiện thực hóa đƣợc mục tiêu đặt ra trong cải cách, hiện đại hóa và nâng cao chất lƣợng, uy tín phục vụ khách hàng…
Với mục tiêu hỗ trợ và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, trong thời gian qua ngành Hải quan đă có nhiều biện pháp cải tiến quy trình thủ tục hải quan, ứng dụng trang thiết bị mới, công nghệ tiên tiến và nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng, liêm chính đối với cán bộ, công chức Hải quan. Hiện ngành Hải quan đă và đang triển khai một số giải pháp nhƣ:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tự động hóa thủ tục hải quan (dự án VNACCS/VCIS) để chính thức hoạt động từ tháng 6/2014. Khi đó, hệ thống sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thông quan, tăng cƣờng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và giảm bớt tiêu cực. Để tăng cƣờng năng lực kiểm tra, giám sát, ngành Hải quan sẽ đầu tƣ vào trang thiết bị nhƣ máy soi, hệ thống camera giám sát tại các điểm thông quan và tiến tới thành lập trung tâm chỉ huy trung ƣơng để quản lý hiệu quả quá trình thông quan, ngăn chặn tiêu cực.
Tiếp tục minh bạch hóa quy trình thủ tục hải quan và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc xây dƣ̣ng các cơ sở dƣ̃ liệu và phần mềm quản lý để phục vụ việc tra cƣ́u (nhƣ xây dƣ̣ng bộ mã hóa chính sách quản lý và văn bản quản lý đối với hàng hóa xu ất nhập khẩu, cập nhập vào Danh mục biểu thuế để hỗ trợ cho doanh nghi ệp và cơ quan Hải quan tron g tra cƣ́u và kiểm tra việc áp việc áp dụng các chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu…).
Đồng thời, ngành Hải quan sẽ kiến nghị với các bộ quản lý chuyên ngành xem xét , sƣ̉a đổi một số chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu còn chồng chéo, không phù hợp nhƣ: quy định đối với một số mặt hàng động vật, sản phẩm động vật vừa phải thực hiện kiểm dịch , vƣ̀a phải kiểm tra an toàn thực phẩm… T ập trung tập huấn , đào tạo để nâng cao năng lƣ̣c chuyên