Thuận lợi khi cấp C/O điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 49)

Theo trung tâm xác nhận chứng từ thƣơng mại (VCCI) để đối phó với tình trạng gian lận thƣơng mại ngày một gia tăng, công tác kiểm tra thực tế sẽ tiếp tục đƣợc Hội đồng tƣ vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thƣơng mại qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) tăng cƣờng thực hiện. Thủ tục cấp C/O điện tử đƣợc đua vào sử dụng từ năm 2006 đến nay, mỗi năm VCCI cấp khoảng 500.000 bộ C/O và xác nhận hàng chục nghìn các loại chứng từ thƣơng mại. Để giảm thiểu các thủ tục hành chính, VCCI kết hợp với các đợt xét giảm chứng từ hàng năm để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp đƣợc các cơ quan bộ, ngành và doanh nghiệp đánh giá cao. Đặc biệt, nhằm ngăn chặn gian lận thƣơng mại có hiệu quả để đảm bảo uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thƣơng trƣờng thế giới. Năm 2010, trung tâm VCCI đă thành lập Hội đồng tƣ vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thƣơng mại qua C/O với sự tham gia của các bộ, ngành (Bộ Công thƣơng, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Bộ Công an và Tổng cục Hải quan).

VCCI đă tổ chức nhiều lớp tập huấn, trang bị kiến thức cho doanh nghiệp về gian lận thƣơng mại và phân tích cho doanh nghiệp biết khi có gian lận thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp, sản phẩm của doang nghiệp nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung trên thị trƣờng thế giới. Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để thu thập thông tin. Đồng thời chuyển tải đến doanh nghiệp các thông

tin về thực trạng gian lận thƣơng mại qua C/O và tuyên truyền phổ biến pháp luật, thực tiễn về các biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận thƣơng mại đối với mỗi ngành hàng và mỗi thị trƣờng, cũng nhƣ kỹ năng ứng phó đối với mỗi trƣờng hợp gian lận thƣơng mại để các doanh nghiệp sẵn sàng chủ động hơn…

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 49)