Khái quát về TPP

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 26)

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thƣơng mại tự do nhiều bên, đƣợc ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thƣơng mại tự do chung cho các nƣớc khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Hiệp định này đƣợc ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nƣớc Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4).

Đây là một hiệp định thƣơng mại tự do nhiều bên, đƣợc kí kết với mục thiết lập mặt bằng thƣơng mại tự do chung cho các nƣớc khu vực Thái Bình Dƣơng. Hiệp định TPP hiện nay đƣợc kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thƣơng mại toàn diện, có chất lƣợng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ XXI.

Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn tham gia đàm phán TPP, sau đó tháng 11/2008 các nƣớc Australia, Peru cũng tuyên bố tham gia, tiếp đến là Canada tham gia vào tháng 10/2012 và mới đây nhất, Nhật Bản tham gia đàm phán vào tháng 3/2013. Việt Nam đă tuyên bố tham gia TPP với tƣ cách là thành viên đầy đủ từ ngày 13/11/2010.

Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP đƣợc lên lịch và diễn ra cho đến nay. Các nƣớc vẫn đang tiếp tục bàn thảo nhằm đạt sự thống nhất rộng rãi và đi đến ký kết hiệp định cuối cùng.

Mục tiêu dự kiến của TPP: trở thành khuôn khổ thƣơng mại toàn diện với chất lƣợng cao và là “ mô hình “ của hiệp định thƣơng mại của thế kỉ XXI, bao trùm khi vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Với sự tham gia của các

nền kinh tế lớn trên thế giới (nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia...), TPP trở thành khu vực kinh tế hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thƣơng mại toàn cầu.

Nếu nhƣ Hiệp định WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trƣờng cho các nƣớc thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định “có đi có lại”. Tức là, các nƣớc muốn mình mở thị trƣờng cho họ và họ cũng mở thị trƣờng cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)