Hình thành các liên kết trong ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 59)

Gia nhập TPP đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển, mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên cơ hội bao giờ cũng đi liền thách thức. Các doanh nghiệp ngoài việc phải thông thạo mọi quy định mới của TPP để tránh những thiệt hại không đáng có khi tham gia thƣơng mại quốc tế, muốn tận dụng hiệu quả cao nhất của TPP, cần hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế đến phân phối phải đƣợc hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết TPP. Các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nƣớc ngoài TPP( đặc biệt từ Trung quốc, nƣớc không tham gia TPP) vì thế các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ "mở cửa" thị trƣờng trong nƣớc cho các nƣớc thành viên TPP tràn vào.

Thực tế cho thấy ngành dệt may nƣớc ta vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa thật sự bền vững, chƣa có chuỗi cung ứng và tỷ trọng tích lũy của ngành thấp. Để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, cần tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, kêu gọi các nhà đầu tƣ có thế mạnh về sản phẩm thiếu hụt, nhƣ nguyên liệu xơ visco, polyester, bỏ vốn vào các vùng trồng nguyên liệu.

3.3.4. Quan tâm thích đáng thị trường nội địa

Thị trƣờng nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong nƣớc.Với số dân khoảng 92 triệu ngƣời đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất phiến diện nếu nhƣ chỉ chú trọng thị trƣờng nƣớc ngoài trong khi thị trƣờng trong nƣớc lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nƣớc ngoài tràn vào. Hiện nay, hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu nhƣ đã hấp dẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng nƣớc ta. Đến năm 2015, dân số nƣớc ta sẽ vào khoảng 97 triệu ngƣời, sức mua hàng

sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nƣớc hợp lý thì đây sẽ là thị trƣờng tiềm năng rất lớn.

Doanh nghiệp Việt Nam cần có quan tâm thích đáng thị trƣờng nội địa khi tiềm năng của thị trƣờng rất lớn và nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc thấp, chất lƣợng sản phẩm và giá cả thấp hơn so với thị trƣờng bên ngoài phù hợp với trình độ tay nghề và khả năng cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp trong nƣớc. Việc không mất nhiều chi phí cho nguyên phụ liệu và nghiên cứu, phân phối hàng hóa…giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có khả năng canh tranh giá cả với các mặt hàng ngoại nhập.

Sản xuất các loại hàng hóa trung và cao cấp phục vụ cho nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Dệt may Việt Nam hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xă hội của cả nƣớc. Tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam còn rất lớn, việc mở rộng thị trƣờng, để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhiên liệu, thị trƣờng tiêu thụ mới, nâng cao tỷ suất lợi nhuận cần đƣợc quan tâm chú trọng.

Thời gian qua, thành công mà ngành dệt may Việt Nam đạt đƣợc là nhờ mở cửa thị trƣờng khi Việt Nam gia nhập WTO, ký kết các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng nhằm có đƣợc ƣu đãi về thuế quan và cắt giảm các rào cản thƣơng mại khác. Chính vì vậy, Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP nhằm đƣa ngành dệt may Việt Nam phát triển thêm một tầm cao mới, tuy nhiên ngoài những cơ hội mà TPP đem lại thì vẫn tồn tại những thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam.Tham gia TPP mở ra cho dệt may Việt Nam cơ hội tiếp cận thị trƣờng các nƣớc thành viên TPP với thuế xuất ƣu đãi, tạo ƣu thế canh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, là động lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam còn yếu kém. Tuy vậy, để hƣởng những ƣu đăi mà TPP đem lại ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với những thách thức từ TPP. Để tận dụng những ƣu đăi mà TPP mang đến cho ngành dệt may Việt Nam cần có sự gắn kết giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp, chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hƣởng ƣu đãi thuế quan, tăng giá trị xuất khẩu. Đề tài “Giải pháp tận dụng cơ hội từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam” đã hệ thống hóa một số lý luận chung về gia công may mặc, vai trò, tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Qua đó làm nền tảng để phân tích những thành công, hạn chế và đánh giá những cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia TPP trong thời gian tới và đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thƣờng Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông

2. Hoàng Văn Châu (2010), Công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm từ các nước, giải pháp cho Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông .

3. Đinh Phi Hồ (2008), Giáo trình kinh tế, Nhà xuất bản thống kê.

4. Pham Quỳnh Liên (2013), Slide bài giảng “Gia công quốc tế”, Học viện Chính sách và Phát triển.

5. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (2012), Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam – Thành công và hạn chế, www.fia.mpi.gov.vn, ngày 20/9/2012.

6. Giáo trình Đại học kinh tế quốc dân (2012),Quản lý Nhà nước về FDI và lĩnh vực dệt may, ngày 20/9/2012.

7. Vũ Văn Chung (2012), Quản lư vốn đầu tư ra nước ngoài: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và Hàn Quốc, www.fia.mpi.gov.vn, ngày 27/9/2012.

8. Thống kê thƣơng mại WTO (2006 – 2009), Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

9. Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam khi tham gia TPP

10. www.gso.gov.vn 11. www.customs.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 59)