3.1.1. Bài học kinh nghiệm từ tận dụng cơ hội mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO
Việt Nam đƣợc kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)vào ngày 11/1/2007. Đây là thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì trên hành trình này và là dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), việc giảm thuế suất, mở cửa thị trƣờng trong lúc n ền kinh tế còn nhiều yếu tố bất cập và các doanh nghiệp chƣa đủ điều kiện hội nhập quốc tế đă dẫn tới tình trạng bị mất thị phần, nhất là lĩnh v ực bán lẻ. Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) cũng tƣơng tự, thậm chí còn nhiều thách thức hơn, khi sân chơi này đƣợc đánh giá là bình đẳng hơn và không còn những chính sách ƣu tiên cho các quốc gia đang phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã phá đƣợc thế bao vây cấm vận, tạo đƣợc sự bình đẳng trong thƣơng mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó nòng cốt là ngoại thƣơng tiến bộ rõ rệt. Thị trƣờng đƣợc rộng mở tới gần 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trƣởng và năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Mặc dù là lĩnh vực nhạy cảm, những khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đối ngoại, phát triển cả về chiều rộng và bề sâu.Nhiều loại hình dịch vụ mới đƣợc mở mang. Một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao đã đƣợc đầu tƣ và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu lao động cũng chuyển biến tích cực, giảm dần lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Hội nhập thúc đẩy tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh năng
động hơn, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trƣờng và các loại hình thị trƣờng tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện.
Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội và đạt nhiều thành tựu.Tuy nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chƣa cao, năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiêp còn kém, giá thành sản phẩm còn cao so với chuẩn quốc tế, chất lƣợng phục vụ chƣa chuyên nghiệp.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng, cũng nhƣ các quy chế của WTO. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về kinh tế - xã hội của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, chƣa đồng bộ cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam chƣa đủ khả năng nhận biết và tránh né các rào cản, đồng thời còn lúng túng trong việc tìm biện pháp xử lý, tháo gỡ. Việc mở cửa thị trƣờng trong nƣớc chƣa đƣợc tiến hành song song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật hiệu quả để ngăn chặn những bất lợi, rủi ro từ bên ngoài.
Yêu cầu cải cách thể chế thƣơng mại cũng đang đặt ra những sức ép không nhỏ. Việc cải cách thể chế của Việt Nam theo hƣớng tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ vẫn chƣa khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thiếu tính hệ thống, thiếu minh bạch và thiếu ổn định. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô, quản trị sản xuất, kinh doanh và thực hành trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa phƣơng còn bất cập so với yêu cầu trình độ khu vực và quốc tế. Nguồn nhân lực chất
lƣợng cao còn hạn chế là trở ngại lớn trong việc tiếp nhận các dự án FDI công nghệ cao.
Để khai thác những lợi thế cũng nhƣ hạn chế những rủi ro thách thức từ WTO thì Việt Nam cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đi đôi với việc cải cách hành chính, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống chính sách, bộ máy và cơ chế quản lý, tiếp tục hoàn thiện các yếu tố kinh tế thị trƣờng, các loại hình thị trƣờng, để đƣợc công nhận có nền kinh tế thị trƣờng trƣớc thời hạn 31-12- 2018, đầu tƣ mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo với chiến lƣợc dài hạn nhằm xây dựng nguồn nhân lực có kỹ năng đáp ứng yêu cầu của bộ máy quản lý đa năng và chuyên nghiệp hóa. Tiếp tục phát huy lợi thế xuất khẩu với việc áp dụng đồng bộ các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về các rào cản, tăng năng lực giải tỏa các rào cản, xây dựng hàng rào kỹ thuật để quản lý nhập khẩu chặt chẽ, không trái với định ƣớc quốc tế, cập nhật thông tin, nâng cao chất lƣợng phân tích, dự báo kinh tế, thƣơng mại.
Gia nhập WTO Việt Nam đƣợc hƣơng ƣu đãi về thuế quan và mở cửa thị trƣờng tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu vẫn chịu hạn ngạch từ các nƣớc nhập khẩu. Trƣớc tình hình thực tế Việt Nam mở rộng đàm phán song phƣơng, đa phƣơng với các nƣớc trên thế giới, trọng tâm là các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc..
3.1.2. Kinh nghiệm mở cửa thị trường từ hợp tác song phương với Hoa Kỳ
Cùng với việc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế theo CEPT(ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung), Việt Nam cũng triển khai tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng bằng việc ký kết Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ (13/7/2000) và bắt đầu có hiệu lực (10/12/2001) Hiệp định này đƣợc ký kết dựa trên những nguyên tắc cơ bản của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO nên có thể coi là khuôn mẫu pháp lƣ cần thiết, hữu ích cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO trong suốt thời gian qua. Với ý nghĩa là một cam kết thƣơng mại song phƣơng, các chuẩn mức pháp lý của Hiệp định liên quan đến nhiều vấn đề
khác nhau trong lĩnh vực thƣơng mại, thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ.
Việt Nam cam kết dành cho Hoa Kỳ chế độ đối xử tối hậu quốc trong thƣơng mại hàng hoá theo nguyên tắc có đi có lại. Nghĩa là các bên dành cho hàng hoá của nhau đối xử nhƣ sự đối xử họ dành cho hàng hoá tƣơng tự do các nƣớc khác sản xuất, trong đó có vấn đề đối xử về thuế suất khẩu nhập khẩu.
Ví dụ: Nếu một nƣớc thứ 3 đàm phán với Việt Nam về một dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất nhỏ hơn mức quy định trong Hiệp định thì nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đòi hỏi Việt Nam cũng phải dành cho các công ty Hoa Kỳ sự đối xử tƣơng tự nhƣ vậy về thuế suất đối với các hàng hoá tƣơng tự đƣợc nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Nguyên tắc này đƣợc quy định tại điều 1, chƣơng 1 của Hiệp định.
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, đƣợc ghi nhận là đối tác thƣơng mại lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ trong năm 2013.
Cán cân thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thƣơng mại
với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dƣ lớn trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dƣ hàng hóa của Việt Nam trong buôn bán trao đổi. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, thƣơng mại với Hoa Kỳ đã vƣợt qua con số 10 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2009. Đến năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao gấp 4,5 lần so với nhập khẩu dẫn đến mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trƣờng này đạt con số kỷ lục 18,6 tỷ USD.
14.2 16.9 19.7 23.9 3.8 4.5 4.8 5.2 10.5 12.4 14.9 18.7 0 5 10 15 20 25 30 2010 2011 2012 2013 Tỷ USD Nhập khẩu Xuất Khẩu
Cán cân thương mại
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 2010- 2013
Nguồn: Tổng cục Hải Quan (2013)
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy từ năm 2007 đến nay Hoa Kỳ là thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trƣờng cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trƣờng Việt Nam trong các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu thƣơng mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) và số liệu đƣợc công bố vào giữa tháng 9 năm 2013 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), trị giá buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với thị trƣờng này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chỉ 1%). Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp
thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ thị trƣờng này.
Nhờ áp dụng MFN mà thuế thấp hơn so với mức thuế cơ sở trƣớc kia tạo điều kiện cho thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển, tuy nhiên hàng hóa của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ vẫn chịu hạn ngạch xuất khẩu. Ngày mùng 1 tháng 5 năm 2003, hạn ngạch dệt may đƣợc áp dụng cho 38 chủng loại hàng hoá may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ, các mặt hàng bị áp hạn ngạch chiếm đến 78% trong tổng số hàng dệt may xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Vì vậy tốc độ tăng trƣởng của hàng dệt may vào Hoa Kỳ khi đó đă giảm đột ngột.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hàng hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ đƣ ợc hƣởng quy chế ƣu đãi MFN vào tháng 1 năm 2007. Trƣớc đó nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng rằng sẽ có m ột sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong xu ất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ năm 2007 sau ba năm bị áp hạn ngạch, nhƣng trên thực tế điều đó đã không xảy ra.
Hiệp định dệt may Việt Nam –Hoa Kỳ về việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tạo ra thách thức cho Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trƣờng này.
3.1.3. Bài học kinh nghiệm
Tiềm năng lớn của xuất khẩu ngành dệt may củaViệt Nam với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trƣờng rộng mở nhất là khi Việt Nam gia nhập TPP.
Các chỉ số thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm nhƣ sau:
Biểu đồ 3.2: Giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 1996 - 2014
Nguồn: Tổng cục Thống Kê(2014)
Trong giai đoạn từ 1996- 2014 cho thấy giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tăng mạnh qua các năm. Dệt may của Việt Nam là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn ngay từ năm 1996 với giá trị là trên 1 tỷ đô, mặt hàng này cũng sớm đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD từ năm 2002, đạt trên 9 tỷ USD vào năm 2008, đạt trên 11 tỷ USD vào năm 2010, đạt trên 17 tỷ USD năm 2013. Nhƣ vậy thời gian để tăng thêm 1 tỷ, 2 tỷ, 3 tỷ USD ngày một ngắn, cho thấy giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ngày một tăng và có tiềm năng lớn khi Việt Nam gia nhập TPP.
Về thị trƣờng xuất khẩu, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt ở hàng trăm nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có khoảng 50 thị trƣờng đạt trên 10 triệu USD và 16 thị trƣờng đạt trên 100 triệu USD.
Biểu đồ3.3: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Tiềm năng về thị trƣờng còn có điều kiện rộng mở. Chỉ tính riêng về các nƣớc trong TPP,theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2013 vào 11 nƣớc này đạt 11684 triệu USD chiếm 22,7 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào TPP. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trƣờng TPP đạt khá cao, nhƣ Hoa Kỳ 36%, Canada 25,2%, Nhật Bản 17,4%, Chile 14%, Mexico 9,8…Nếu Việt Nam gia nhập TPP thì tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào TPP sẽ đƣợc hƣởng lợi về thuế xuất.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng toàn cầu, mở cửa thị trƣờng đem đến nhiều lợi ích cho các quốc gia, thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, lao động…Việt Nam tích cực tham gia và ký kết các FTA nhằm tạo môi trƣờng kinh tế và mở rộng thị trƣờng. Trong đó thị trƣờng Hoa Kỳ là thị trƣờng trọng yếu, rất quan trọng với ngành dệt may của Việt Nam nói riêng và xuất khẩu Việt Nam nói chung. Số liệu thống kê sơ bộ năm 2013 của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ đạt hơn 8,61 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và chiếm 48% tổng 17,95 tỷ USD trị giá xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hàng dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trƣờng lớn nhất thế giới này.
Dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh trong các năm qua, tuy vậy giá trị gia tăng lại chƣa cao. Dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hoặc nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm, nhƣ vậy chỉ giải quyết vấn đề về lao động mà không tạo nên giá trị. Những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng về số lƣợng nhƣng hàm lƣợng giá trị trong từng sản phẩm là không cao, trong tƣơng lai khi hàm lƣợng gia tăng không cao trong khi số lƣợng xuất khẩu tới hạn thì giá trị xuất khẩu không tăng.
Ngoài ra,tham gia TPP là cơ hội cho các hàng hóa của Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với hàng hóa các nƣớc đang phát triển, hàng hóa không bị đánh thuế, môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, ƣu đãi khác trong nội khối TPP là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngành dệt may Việt Nam.
3.2. Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước
Chính phủ cần ban hành những chính sách nhằm khuyến khích đầu tƣ và mở rộng sản xuất. Chính phủ tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và khuyến khích các nhà các nhà đầu tƣ trong nƣớc bỏ vốn đầu tƣ vào ngành dệt may nhƣ sửa đổi luật đầu tƣ, thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ hợp lý hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và cho ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình liên doanh với các đối tác nƣớc ngoài. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn FDI nhƣ giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá dịch vụ, cải tiến hơn nữa các thủ tục hải quan, cơ sở hạ tầng, tạo môi trƣờng đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài từ đó thu hút đƣợc nguồn vốn cho việc đổi mới các máy móc thiết bị cho ngành dệt may đồng thời áp dụng những khoa học công tiên tiến của các đối tác nƣớc ngoài nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng cho ngành dệt may.
3.2.1 Tạo cơ chế khuyến khích đầu tư vào các ngành phụ trợ
Hiện nay áp lực lớn nhất của ngành dệt may là chƣa tạo đƣợc nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may đƣợc nhập khẩu đến 90%, tuy có kim ngạch xuất khẩu cao nhƣng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ƣớc tính khoảng 35- 38% tổng kim ngạch. Do đó ngành dệt may phải quy vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.