9. Kết cấu của Luận văn
3.4.1 Công tác quản lý nguồn nhân lực
Trong một thời gian dài, với số cán bộ ổn định, ISSI không có thêm chỉ tiêu tuyển dụng mới. Tuy nhiên kể từ năm 2000, có khá nhiều cán bộ lâu năm đến tuổi nghỉ hƣu nên các phòng này bị thiếu cán bộ, thậm chí có phòng còn bị xoá sổ hoặc ghép với phòng khác nhƣ trƣờng hợp của phòng Thƣ mục. Do không có ngƣời bổ sung thêm cho phòng nên lãnh đạo Viện đã quyết định chuyển cán bộ này sang phòng CSDL. Điều đáng nói ở đây là mặc dù đã biết trƣớc thời điểm những cán bộ đến tuổi phải nghỉ hƣu xong ban lãnh đạo đã không sớm có phƣơng án. Sau khi những cán bộ nghỉe hƣu rồi mới bắt đầu tuyển dụng mới hoặc tuyển dụng trƣớc 1-2 năm. Thực tế, để những cán bộ mới làm đƣợc việc phải mất 2-3 năm mới quen với công việc, còn để thành thạo công việc nhƣ cán bộ về hƣu thì còn phải mất nhiều thời gian hơn nữa
Công tác tuyển dụng cũng có nhiều bât cập. Ngay trong vòng sơ tuyển, yêu cầu đối với mỗi ứng viên là phải có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên, có
75
trình độ tiếng Anh ít nhất là B và vi tính văn phòng mà không đề cập tới kinh nghiệm, khả năng nhạy bén hay tính kiên trì trong công việc. Với tình hình chạy theo bằng cấp mang tính phổ biến nhƣ hiện nay thì việc đánh giá chất lƣợng thông qua xếp loại là không khách quan. Với những chuyên ngành KHXH cơ bản thì việc yêu cầu đối với bằng cấp đƣợc xếp loại từ khá trở lên có thể chấp nhận đƣợc, nhƣng với chuyên ngành là ngoại ngữ mà yêu cầu xếp loại từ khá trở lên thì quả là hết sức khó khăn. Bởi hiện nay với mức lƣơng cơ bản đối với sinh viên mới ra trƣờng rất thấp, một cử nhân ngoại ngữ dễ dàng với tấm bằng loại khá trở lên có thể kiếm đƣợc thu nhập với mức lƣơng 3triệu/tháng, nhƣng khi làm tại các cơ quan nhà nƣớc thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 1triệu đồng/tháng. Việc thu hút những đối tƣợng này là không đơn giản và khó khả thi. Ngoài ra việc chạy theo bằng cấp đã vô hình chung loại rất nhiều ứng viên có khả năng đáp ứng tốt cho công việc. Chính vì thế, trong những năm vừa qua việc tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ rất khó khăn và thƣờng chỉ có 1-2 ứng viên, so với các chuyên ngành khác là 7- 10 ứng viên.
Đối với các cán bộ được tuyển dụng: từ năm 2000, những cán bộ mới đƣợc sắp xếp làm việc chung vào phòng CSDL, trừ trƣờng hợp đặc biệt, một số ngƣời sẽ đƣợc chuyển thẳng về phòng chuyên môn do cơ cấu phòng đó thiếu cán bộ trầm trọng. Tại phòng này, các cán bộ vừa làm công việc của phòng là xây dựng CSDL, vừa phải bƣớc đầu tìm hiểu và làm quen với công việc nghiên cứu theo chuyên ngành. Hết một năm làm việc tại đây phải hoàn thành báo cáo tập sự phù hợp với chuyên ngành đã thi tuyển. Chẳng hạn nhƣ, cán bộ đƣợc tuyển dụng chuyên ngành kinh tế vừa phải làm việc theo biên chế của phòng CSDL, xong mặt khác vẫn phải tiếp cận với cán bộ phòng kinh tế hay ngƣời hƣớng dẫn để hoàn thành báo cáo tập sự. Hết thời gian này, họ sẽ đƣợc chuyển về phòng chuyên môn phù hợp và cũng phải mất thêm 2-3 năm nữa để làm quen với công việc chuyên môn này. Đây thực sự là một sự lãng phí lớn cả về thời gian lẫn công sức đối với từng cán bộ do không đƣợc làm quen ngay với công việc mình sẽ làm mà phải làm công việc của một
76
phòng khác. Mặc dù vậy, kể từ năm 2006 đến nay, đã có sự thay đổi căn bản trong việc sắp xếp nhân sự. Những ngƣời mới đƣợc tuyển dụng đƣợc về ngay phòng chuyên môn, tuy nhiên không phải tất cả đều về đúng với chuyên môn của mình. Vi dụ nhƣ tài phòng Xã hội và Con ngƣời, hiện có 1 cử nhân triết học và phòng Văn hoá và phát triển có 1 cán bộ là Ths Triết học, 1 cán bộ là cử nhân Xã hội học. Qua đó cho thấy, các phòng không đƣợc chuyên môn hoá, nhiều khi còn bị lẫn lộn công việc và chuyên môn giữa các phòng với nhau.
Về lĩnh vực chuyên môn: một số cán bộ làm việc trong các phòng chuyên môn không có bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ về công việc đang đảm nhiệm. Ví dụ nhƣ phòng công tác bạn đọc có 8 cán bộ thì 01 cán bộ tốt nghiệp trƣờng Trung cấp Vật tƣ, 01 cán bộ tốt nghiệp trƣờng Sƣ phạm Hà Nội chuyên ngành Văn Sử, 01 cán bộ tốt nghiệp đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh. Đối với phòng Bổ sung – Trao đổi, nhiệm vụ của phòng này là bổ sung sách, ghi nhãn và ký hiệu, trao đổi tài liệu, đòi hỏi phải có chuyên môn tốt, đƣợc đào tạo bài bản, nhƣng trong 05 cán bộ của phòng thì 01 cán bộ chuyên ngành tiếng Trung, 01 cán bộ chuyên ngành Nga văn mà không đƣợc đạo tạo về chuyên ngành thƣ viện. Chính sự không đƣợc đào tạo bài bản này đã cho thấy những hạn chế trong dây chuyền sản xuất, và đây cũng là một rào cản cần đƣợc chú ý và khắc phục trong thời gian tới.