Kết cấu hạ tầng thông tin bất cập

Một phần của tài liệu Những rào cản trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trang 75 - 76)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Kết cấu hạ tầng thông tin bất cập

Một trong những khó khăn trầm trọng và kéo dài đã nhiều năm là tình trạng các kho bảo quản sách báo chật chội tới mức không thể cho phép hoạt động và hầu nhƣ thiếu các trang thiết bị bảo quản. Nhƣ đã nói ở phần trên về tình trạng phòng đọc báo tạp chí hiện chỉ còn 1 dãy bàn phục vụ bạn đọc đọc tài liệu tại chỗ, còn lại 2 dãy bàn dùng để chứa tài liệu. Còn đối với kho sách thì tình hình còn quan ngại hơn nhiều bởi nhiều tài liệu không còn chỗ để và phải tận dụng cả những nơi nhƣ gầm cầu thang, ô thoáng ở cửa sổ, ở đƣờng đi và nhiều vị trí không thể lấy để phục vụ bạn đọc đƣợc do buộc lại với nhau quá chặt hoặc do không đƣợc bảo quản tốt đã mục nát.

Về hoạt động tin học hoá, hiện đại hoá hoạt động thông tin thƣ viện đã sớm đến với ISSI ngay từ những ngày đầu tiên thành lập do vậy đã cử một số cán bộ đi thực tập bồi dƣỡng nghiệp vụ tự động hoá ở Liên Xô cũ, Tiệp Khắc… Tuy nhiên do vƣớng mắc những khó khăn về tài chính và một số khó khăn khác nên quá trình tự động hoá này đã không thể đi xa hơn. Hiện nay, có nhiều thƣ viện đã sử dụng những phần mềm hiện đại để quản lý và xử lý thông tin nhƣ Thƣ viện Quốc gia bắt đầu áp dụng phân loại theo khung phân loại thập phân Dewey (DDC) vào khâu xử lý tài liệu của thƣ viện, thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng phần mềm tích hợp Libol 5.5 quản lý toàn bộ hoạt động của thƣ viện, sử dụng bảng phân loại Dewey để xử lý tài liệu và tổ chức kho mở, đồng thời biên mục theo chuẩn MARC 21, AACR2, ngoài ra còn có dịch vụ trực tuyến nhƣ OPAC và web server. Còn đối với Thƣ viện ISSI mặc dù đã có nhiều đề tài đề án chuyển đổi khung phân loại BBK sang

74

DDC cũng nhƣ thử nghiệm dùng phần mềm thƣ viện Libol của Công ty Tinh Vân nhƣng mọi thƣ vẫn đứng nguyên tại chỗ và chƣa có những biến chuyển tích cực nào. Do đó, hiện nay công tác quản lý bạn đọc và tài liệu vẫn mang tính thủ công, không sử dụng đƣợc thẻ từ và tra cứu CSDL trực tuyến nhƣ nhiều cơ quan thông tin khác đã áp dụng.

Về hệ thống phòng làm việc của các phòng ban tại địa chỉ 26 Lý Thƣờng Kiệt hiện vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là diện tích phòng đọc còn nhỏ hẹp. Dây chuyền thƣ viện đòi hỏi phải gắn liền với kho tàng để thuận tiện cho công tác phục vụ nên mặc dù đã có thêm một địa chỉ mới tại số 1 Liễu Giai nhƣng chƣa thể di chuyển đƣợc. Với lƣợng sách và các tài liệu khác có liên quan đƣợc nhập về Viện ngày một nhiều, phòng xử lý tài liệu thƣờng xuyên phải chứa hàng trăm cuốn tài liệu chờ xử lý cùng với 4 -5 cán bộ tham gia vào dây chuyền khiến không khí ngột ngạt, khó thở do mùi tài liệu bốc lên trong không nhỏ hẹp. Sự chật hẹp này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khoẻ cán bộ trong phòng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm thông tin.

Một phần của tài liệu Những rào cản trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)