Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 74 - 75)

I. Những tiền đề cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga

1. Những nhân tố tác động tới ngoại thương Việt Nam trong thời gian tớ

1.2. Những nhân tố bên trong

Việt Nam chính thức thực hiện công cuộc đổi mới đến nay là 21 năm. Có thể thấy những kết quả bước đầu mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sau 20 năm đổi mới trên các mặt như sau: Đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm 1990, đặc biệt là thời kỳ 1992 -1996, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với mức tăng trưởng khá trong nhiều năm liên tục, thu hút đáng kể lượng vốn đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả. Năm 2004 mức tăng trưởng là 7,7%, năm 2007 dự đoán sẽ đạt 8,5%. Đây là mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, điều này cần phát huy trong thời gian tới để Việt Nam có thể đạt được những bước tiến dài hơn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số trở ngại sau:

Thứ nhất: Cơ chế thị trường tuy đã hình thành và phát huy tác dụng nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Nổi bật là cơ chế thị trường chưa tác động tới tỷ giá, tỷ giá chưa do thị trường quy định nên nó bị đông cứng đẩy giá lên cao hơn thực tế, điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Thứ hai: Thị trường của chúng ta tuy đã được mở rộng đáng kể song đang vấp phải những giới hạn chưa khai thông được. Giới hạn đó chính là chính sách khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu đã khiến cho doanh nghiệp trong nước thường tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa là

chính mà ít quan tâm đến việc mở rộng sang thị trường nước ngoài rộng lớn. Trong khi đó, dung lượng thị trường nội địa quá nhỏ, yêu cầu không cao, công nghệ lạc hậu, bởi vậy mức lợi nhuận thu được còn nhiều hạn chế và chính điều này cũng làm cho năng lực cạnh tranh kém của các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn mở rộng ra bên ngoài. Thị trường bên ngoài mà chúng ta khai thông được chủ yếu là thị trường khu vực, thị trường lớn hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu nên việc tiếp cận còn nhiều hạn chế.

Thứ ba: Quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta tuy đã được mở rộng nhiều mặt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính sách của Việt Nam vẫn ít nhiều cản trở quá trình hội nhập. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan của chúng ta nói chung còn khá cao. Chính sách bảo hộ nền kinh tế trong nước còn nặng nề, thủ tục hành chính tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn phức tạp, làm trì trệ các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 74 - 75)