Sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Na m Liên bang Nga

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 45 - 50)

II. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga

1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Na m Liên bang Nga

1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga bang Nga

1.1. Về phía Nga

Như đã trình bày ở phần trước, Chính phủ Nga đang tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại với chiến lược phát triển cân bằng “Đông - Tây”, ưu tiên hợp tác với các nước thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam được Nga đặc biệt chú ý bởi Việt Nam có một ý nghĩa đặc thù đối với lợi ích của Nga vì những lý do sau:

Việt Nam là một nước đang phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng ở mức cao và ổn định trong nhiều năm gần đây. Từ năm 2003 trở lại đây, kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng trên 7% và được coi là một trong những nước có môi trường đầu tư an toàn và giàu tiềm năng. Đồng thời kim ngạch ngoại thương của Việt Nam không ngừng tăng trưởng. Với môi trường kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và xứng đáng trở thành đối tác chiến lược của Nga.

Hơn nữa, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Nga - một thị trường rộng lớn với hơn 80 triệu dân. Việt Nam còn là một nước đang phát triển, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có thể tiếp nhận những công nghệ kỹ thuật vừa tầm của Nga để phục vụ phát triển đất nước. Điều này được minh chứng bởi hàng loạt các công trình thủy điện, nhà máy khai thác dầu Vietxovpetro xây dựng tại Việt Nam với sự hợp tác về mặt kỹ thuật công nghệ và vốn đầu tư. Ngoài ra những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu có thế

mạnh của Nga: sắt, thép, phân bón, hóa chất... Do đó, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước sẽ không ngừng tăng lên trong những năm sắp tới.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không phải mới thành lập một vài năm mà nó có bề dày lịch sử phát triển gần 60 năm, do đó Nga hiểu rõ Việt Nam về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... Cho nên, nếu Nga khôi phục và phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực thì Nga có thể dùng Việt Nam để đột phá cho việc củng cố và phát huy những ảnh hưởng của một cường quốc Đại Nga ở khu vực Đông Nam á. Do đã có quan hệ từ trước nên việc thâm nhập thị trường Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với các thị trường khác. Đồng thời các cuộc tiếp xúc chính trị của các nhà lãnh đạo hai quốc gia ngày càng thường xuyên hơn đã tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ cho các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại. Đặc biệt, việc thành lập Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) sẽ tạo điều kiện thanh toán thuận lợi cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp hai nước. Như vậy, các doanh nghiệp Nga đang và sẽ có được rất nhiều ưu thế trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam, cũng như sử dụng thị trường Việt Nam như một bước đệm trung gian cho Nga thâm nhập vào thị trường Đông Nam á thông qua các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp của Nga tại Việt Nam. Các mặt hàng được xuất khẩu từ các doanh nghiệp này sang các nước ASEAN sẽ được nhận ưu đãi thuế quan, điều này sẽ giảm đi một phần chi phí đáng kể so với việc họ xuất khẩu trực tiếp từ Nga sang. Với tư cách là thành viên ASEAN Việt Nam trở thành điều phối viên cuộc đối thoại của Liên bang Nga với ASEAN, sự hỗ trợ của Việt Nam giúp mở rộng quan hệ hợp tác của Nga với các nước trong khu vực. Điều này được thể hiện rõ trong Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga ngày 20/11/2006 mà chuyến thăm này được coi là một mốc mới trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, truyền thống và đối

tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đặc biệt, sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo cho việc triển khai hợp tác với tất cả các nước, trong đó có Liên bang Nga. Việt Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 168 nước, là thành viên thứ 150 của WTO và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, Việt Nam đang ở vào thế giao lưu rộng rãi với bạn bè quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, việc hợp tác với Việt Nam sẽ đem lại cho Liên bang Nga rất nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại cũng như hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Liên bang Nga vào Việt Nam.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong thời gian qua, song chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn chưa đồng bộ và lạc hậu rất nhiều so với các nước khác. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể phủ nhận sự giúp đỡ lớn lao của nhân dân anh em Liên Xô trước đây. Chính điều này sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình hình quan hệ hợp tác giữa hai nước và nâng cao uy tín của Việt Nam đối với Nga trong tư cách là đối tác chiến lược tin cậy.

1.2. Về phía Việt Nam

Trước hết, thị trường Nga có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do vậy, vấn đề đầu ra, vấn đề tiêu thụ sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi luôn là một yêu cầu cấp bách. Trước đây, khi Liên Xô chưa tan rã, hàng năm ta đều xuất khẩu một lượng lớn hàng nông sản sang Nga. Vùng Viễn Đông và Xibêri của Liên bang Nga là nơi khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản lượng

thấp, chi phí cao, là nơi có nhu cầu lớn về nhập khẩu nông sản. Vận tải đường không và vận tải đường biển đều phục vụ tốt cho mậu dịch nông sản kể cả rau quả và thực phẩm tươi sống. Với điều kiện quốc tế thuận lợi hơn có thể phát triển vận tải đường sắt và đường bộ cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang vùng Viễn Đông và Xibêri của nước Nga. Hơn nữa, đối với vùng Viễn Đông, Liên bang Nga nhập khẩu nông sản của Việt Nam tương đối thuận lợi và rẻ hơn vì các nước Đông Bắc á gần kề (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) ít có tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm của vùng này rất lớn và ngày càng tăng nhanh. Do đó, nếu ta biết khai thác tốt tiềm năng này thì chắc chắn sẽ góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.

Thị trường Nga được đánh giá là thị trường tương đối dễ tính hơn so với các thị trường ở các nước kinh tế phát triển như EU, Nhật Bản, Mỹ... Tại các nước trên thường đặt ra những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, môi trường, yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, chưa kể những quy định khác như hạn ngạch được phép xuất khẩu.... Những yêu cầu của người tiêu dùng tại những thị trường trên nhìn chung cũng cao hơn so với đông đảo người Nga do điều kiện đời sống kinh tế ở các nước này cao hơn. Đối với thị trường Nga, nhu cầu thị trường rất đa dạng và phong phú, trong đó nhu cầu về hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, hàng hóa của Việt Nam khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Nga. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam cứ duy trì tình trạng xuất khẩu như hiện nay, bởi chỉ có luôn cố gắng cải tiến chất lượng, đổi mới mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm thì hàng hóa Việt Nam mới hy vọng có được chỗ đứng vững chắc trên bất cứ thị trường nào, nhất là tại thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn như Nga.

Đối với Việt Nam, Nga là thị trường truyền thống lâu đời. Trước đây Nga chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong hoạt động ngoại thương việc tạo dựng một thị trường truyền thống và duy trì nó là vô cùng quan trọng. Thị trường truyền thống mang lại khả năng tiêu thụ sản

phẩm, xuất khẩu hàng hóa một cách ổn định. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường truyền thống giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu... Tạo ra thị trường truyền thống là tạo ra các khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp cũng như của quốc gia. Do đó, họ chính là lực lượng tuyên truyền, quảng cáo cho hàng hóa xuất khẩu của ta, từ đó tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất và tăng lợi nhuận. Mặt khác, chúng ta đưa sản phẩm mới vào thị trường truyền thống thì sản phẩm đó cũng dễ được chấp nhận hơn bởi họ tin tưởng vào nhãn hiệu hàng hóa mà họ hay sử dụng. Chính vì vậy, việc khôi phục và duy trì thị trường Nga truyền thống là yêu cầu đúng đắn và cấp thiết của ngoại thương Việt Nam.

Nga không chỉ là thị trường tiêu thụ khổng lồ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn là nhà cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho công cuộc hiện đại hóa và xây dựng đất nước, bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành: luyện kim đen, luyện kim màu, công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải..., mà những mặt hàng này nếu ta nhập từ Nga sẽ có giá thành không quá cao so với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác.

Ngoài lĩnh vực thương mại, Nga còn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác. Với kinh nghiệm chuyên môn cao, trong những năm vừa qua, Nga đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng những công trình thủy điện lớn. Đặc biệt là Công ty liên doanh Nga - Việt Vietsovpetro, công ty dầu khí hàng đầu Việt Nam, hàng năm đem về cho Việt Nam giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các công trình này đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Việt Nam đã gia nhập WTO, Liên bang Nga trong tương lai rất gần cũng sẽ trở thành thành viên của WTO, khi đó thì quan điểm nhận thức về luật chơi chung trong sân chơi WTO sẽ tương thích nhau hơn. Liên bang Nga

có các đối tác lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… thì các đối tác này cũng là các đối tác của Việt Nam. Khi hai nước đã là thành viên của WTO thì cơ chế chính sách sẽ được tháo gỡ vì hai nước phai tuân theo luật chơi chung do WTO quy định.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây quan hệ thương mại Việt - Nga đã từng bước được phục hồi và có nhiều dấu hiệu khả quan. Đối với Nga, Việt Nam vừa là một đối tác truyền thống vừa là một khâu nối quan trọng trong chiến lược thâm nhập vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Hai nước đều có những tiềm năng lớn để phát triển quan hệ thương mại nếu biết khai thác hợp lý và có chiến lược cụ thể.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w