Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 75 - 77)

I. Những tiền đề cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga

1. Những nhân tố tác động tới ngoại thương Việt Nam trong thời gian tớ

1.3. Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm

Theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu nêu rõ: “Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thị trường ổn định cho một loạt mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh tìm kiếm các thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu mới”.

Trên cơ sở những thành tựu của hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2005, nhận định phân tích các nhân tố thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế, dự thảo “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Thương mại đã đặt ra mục tiêu tổng quát cho hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010” là: Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu

chủ lực theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô xuất khẩu. Cụ thể, đến năm 2010 tỷ trọng các nhóm nguyên liệu và nông lâm sản sẽ giảm xuống còn 19 - 21% so với gần 40% như trong giai đoạn hiện nay. Tỷ trọng các nhóm hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 30% lên 40 - 45% với các mặt hàng chủ lực là: giày dép, thủ công mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, sản phẩm cơ khí, sản phẩm nhựa. Phần còn lại sẽ là các sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao là hàng điện tử, tin học.Chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra cho giai đoạn 2006 - 2010 là đạt mức tăng trưởng xuất khẩu trung bình 17,5%, phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 72,4 tỷ USD.

Nhập khẩu thời kỳ này giữ được tốc độ bình quân 15%/năm. Mục tiêu cơ bản đối với nhập khẩu là thực hiện chính sách nhập khẩu hợp lý, bảo đảm vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, nhất là nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến, cân đối ngoại tệ và khả năng sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Về thị trường xuất nhập khẩu, quan điểm chỉ đạo là tích cực chủ động, tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi gia nhập WTO, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ với đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để phát triển mức xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện nay còn chiếm tỷ trọng thấp, mở rộng hơn nữa sự hợp tác với các thị trường như Mỹ, Mỹ La Tinh, Châu Phi... tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn.

Tóm lại, trong 21 năm đổi mới Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách hệ thống thương mại của mình. Từ sự phụ thuộc vào Đông Âu và Liên Xô, đến nay nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang chế độ buôn bán đa phương hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực Châu á - Thái Bình Dương mà chủ yếu là với khối APEC, ASEAN. Những định hướng chiến lược mà Việt Nam đề ra trong thời gian tới sẽ là những cái đích mà chúng ta cần thực hiện cho được nhằm đưa Việt Nam thực sự trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn vậy Việt Nam phải mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, đặc biệt là những nước mà chúng ta có quan hệ gắn bó lâu dài như Nga thì cần phải có chiến lược dài hạn hơn và có những hành động cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 75 - 77)