I. Những tiền đề cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga
3. Triển vọng phát triển kinh tế của Liên bang Nga
Bước vào thế kỷ 21, nền kinh tế Nga có dấu hiệu phục hồi của một cường quốc kinh tế và bắt đầu phát triển mạnh mẽ: tăng trưởng GDP cao, dự trữ ngoại hối tăng, thặng dư cán cân thương mại và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện. Theo Bộ Thương mại và Phát triển kinh tế Nga, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nga có thể tăng trưởng ở mức cao vào khoảng từ 6,5 đến 7%/năm cho tới tận năm 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì mức lạm phát của Nga là vừa phải, đồng nội tệ ổn định và có xu hướng tăng giá, cải cách thuế và khung pháp lý đang được hoàn thiện. Theo Tổng thống Putin, nước Nga ngày nay cần đặt ra mục tiêu nhiều tham vọng hơn, mức tăng trưởng phải cao hơn, nền kinh tế phải tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Việc đánh giá thấp tiềm năng của Nga sẽ làm cho nước Nga không đạt được mục tiêu của mình và cũng không tận dụng được những điều kiện sẵn có để phát triển. Năm 2000, kinh tế Nga đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục là 8,3%, năm 2001 mặc dù kinh tế toàn cầu suy giảm nhưng kinh tế Nga vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao là 5%, năm 2002 thấp hơn chút ít là 4,4%. Năm 2003 là năm mà nền kinh tế Nga được coi là một trong những điểm sáng hiếm
hoi của nền kinh tế toàn cầu. Trong năm 2006, kinh tế Nga tăng trưởng là 6,6%, trong đó tăng trưởng công nghiệp là 4,6%, vốn đầu tư cơ bản tăng 11,1%, thu nhập quốc dân tăng 12,5%, xuất khẩu hàng hoá đạt 311 tỷ USD, nhập khẩu đạt 160 tỷ USD. Nguyên nhân chính để kinh tế Nga có thể tăng trưởng như vậy là do giá dầu thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới vì Nga có nguồn dự trữ dầu khổng lồ. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Nga đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển toàn diện cả về kinh tế và chính trị.
Bảng 13: Dự báo phát triển kinh tế của Nga từ năm 2007 đến năm 2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ số giá tiêu dùng (%) 106,5-108 104,5-106 104-105,5 Chỉ số phát triển tiền lương thực tế (%) 111 108,6 107,4 Chỉ số tăng trưởng GDP (%) 106 105,8 105,9 Chỉ số phát triển công nghiệp (%) 104,2 104,5 104,7 Chỉ số phát triển nông nghiệp (%) 103,2 103,3 103,4 Chỉ số tăng vốn đầu tư cơ bản (%) 110,4 109,7 109,8 KN xuất khẩu (tỷ USD) 315,5 294 280,5
KN nhập khẩu
(tỷ USD) 194,8 228,2 264,2
Nguồn: Dự báo phát triển kinh tế xã hội Liên bang Nga giai đoạn 2005-2009 của Bộ Thương mại và phát triển kinh tế Liên bang Nga
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2007 - 2009 các nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương của Nga là giữ vững ổn định kinh tế, mở rộng nhu cầu trong nước trên cơ sở phát triển đầu tư và nâng cao thu nhập thực tế của người dân, tăng sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương đồng thời duy trì chính sách thương mại tự do, duy trì những ưu thế trên thị trường nhiên liệu thế giới. Mở rộng nhu cầu trong nước sẽ tăng nhập khẩu được những hàng hoá có tính ưu việt lớn. Chính sự bình ổn tài chính tiền tệ và tỷ giá đồng Rúp đã tác động tích cực đến nhập khẩu của Nga. Thêm nữa là sự cải thiện môi trường đầu tư sẽ kích thích tăng các nguồn vốn đầu tư và trước hết là tăng nhập khẩu những thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nền công nghiệp Nga ngày một lớn mạnh có thể theo kịp các nước đang phát triển trên thế giới.
Các mặt hàng nhiên liệu năng lượng, kim loại màu và kim loại đen, phân hoá học, thậm chí máy móc kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Nga. Giá dầu thế giới trong những năm gần đây đều ở mức cao. Dự đoán xuất khẩu dầu của Nga trong năm 2009 so với năm 2005 sẽ tăng từ 4,2% cho đến 4,8%. Các nhà nhập khẩu dầu chính của Nga là các nước thuộc liên minh châu Âu (Đức, Italia, Anh…) thậm chí cả Trung Quốc. Khí đốt cũng là mặt hàng chủ lực của Nga. Trong vòng 10 năm trở lại đây, nhu cầu về khí đốt tăng cao hơn so với khả năng cung cấp trên thị trường thế giới ở mức gần 2% so với 1,6% của dầu, trong khi nhu cầu về than lại giảm. Nhu cầu khí đốt ở các nước đang phát triển là rất lớn, đặc biệt là châu á. Các nước công nghiệp phát triển cũng có nhu cầu đáng kể đối với khí đốt. Điều này làm tăng sự phụ
thuộc của các nước này vào nhập khẩu khí đốt. Đây là lợi thế rất lớn của Nga để tăng trưởng xuất khẩu. Trong dài hạn Nga sẽ đóng vai trò chủ đạo trên thị trường khí đốt thế giới nhờ có trữ lượng khí đốt khổng lồ.
Theo dự đoán thì xuất khẩu máy móc thiết bị và phương tiện chuyên chở của Nga năm 2009 sẽ tăng so với năm 2005 là 30,5% và nhịp độ gia tăng xuất khẩu ô tô tải trong năm 2009 so với năm 2005 là 74,9% - 98,7%.
Nhìn chung, trong những năm tới nền kinh tế Nga hứa hẹn là một nền kinh tế phát triển năng động về mọi mặt. Những dấu hiệu tích cực này sẽ tác động một cách mạnh mẽ vào ngoại thương của Nga nói chung và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói riêng trong thời gian tới. Sự phát triển công nghiệp của Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện tăng xuất khẩu máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao ra nước ngoài và đặc biệt là vào Việt Nam, đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần những thiết bị có công nghệ cao để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời, khi mức sống của người dân Nga tăng lên thì nhu cầu về những mặt hàng như cà phê, hàng dệt may, giày dép sẽ tăng lên rất nhiều. Đây chính là cơ hội của Việt Nam khi những mặt hàng này là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam trong những năm gần đây. Hơn nữa đây cũng là những mặt hàng mà trước kia Việt Nam vẫn nhập vào Nga nên dân Nga quen dùng những mặt hàng này của Việt Nam.
Có thể nói sự khởi sắc của nền kinh tế Nga có được là nhờ tình hình chính trị ổn định, Nhà nước phát huy vai trò trong việc điều tiết nền kinh tế và nhờ có được một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có. Việc cải cách kinh tế tài chính giữ được nhịp độ vừa phải, thận trọng, vững chắc, điều chỉnh giá đồng Rúp với ngoại tệ đúng mức nên tăng được khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nga. Như vậy, trong 10-15 năm tới, nền kinh tế Nga sẽ khởi sắc và mong muốn tham gia vào nền kinh tế thế giới với tư cách là một nền kinh tế lớn. Sự hồi sinh của nền kinh tế Nga dựa trên một nền tảng vững
chắc, đó là: tinh thần Nga mới. Đây là những thuận lợi nhất định để Nga nhanh chóng trở lại với vị thế của một cường quốc thế giới tương xứng với những tiềm năng sẵn có của mình.
4. Những nhân tố thúc đẩy và triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga