Đánh giá chung quan hệ thương mại Việ t Nga từ năm 1991 đến nay

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 63 - 69)

II. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga

2. Thực trạng quan hệ thương mại Việ t Nga

2.2. Đánh giá chung quan hệ thương mại Việ t Nga từ năm 1991 đến nay

đề chúng ta cần phải phấn đấu để tiến tới cân bằng hơn nữa về cán cân thương mại hai nước trong thời gian tới.

Mặc dù quan hệ thương mại song phương Việt - Nga đã có những tiến triển khả quan như vậy, song so với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cả hai nước thì vẫn chưa tương xứng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chỉ mới chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước (của Nga chiếm 0,3% và của Việt Nam chiếm khoảng 1,5%). Nếu so sánh quan hệ thương mại Việt - Nga với quan hệ thương mại Nga - Trung hay Việt - Mỹ thì tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều Việt - Nga còn quá thấp. Năm 2004 quan hệ thương mại song phương Việt Nam - EU là 7,47 tỷ; Việt - Mỹ là trên 7 tỷ USD, trong khi với Nga chỉ có 887,3 triệu USD. Nếu so sánh quan hệ thương mại Việt - Nga với quan hệ thương mại Nga - Thái Lan thì kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Nga - Việt còn thấp hơn, trong khi như đã biết Nga và Việt Nam là những bạn hàng thương mại truyền thống có nhiều nét tương đồng nhau.

Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do hai nước vẫn còn có những rào cản do trình độ phát triển kinh tế thị trường theo xu hướng tự do hóa thương mại còn thấp ở cả tầm vĩ mô nhà nước và cả ở tầm vi mô các doanh nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách thương mại của cả hai nước đã đưa ra dự báo kế hoạch năm 2010 cần phấn đấu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nga đạt tới con số 2 tỷ USD, gấp 2 lần hiện nay.

2.2. Đánh giá chung quan hệ thương mại Việt - Nga từ năm 1991 đến nay đến nay

Có thể nói từ năm 1991 đến nay là khoảng thời gian không dài so với quan hệ truyền thống Việt Nam - Liên bang Nga nhưng cũng là khoảng thời có nhiều thăng trầm trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong giai đoạn

từ năm 1991 - 1999 thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn diễn ra ở mức thấp, chưa có gì nổi bật. Kim ngạch ngoại thương giữa hai nước giai đoạn này tuy có chiều hướng tăng dần qua các năm nhưng nếu so với tiềm năng xuất nhập khẩu cũng như quan hệ truyền thống của hai nước thì vẫn ở mức rất thấp. Nếu năm 1992 kim ngạch ngoại thương của hai nước là 204,88 triệu USD thì năm 1993 là 279,67 triệu USD và đến năm 1998 con số này cũng chỉ là 357,4 triệu USD. Nhưng từ năm 2000 cho đến nay quan hệ thương mại Việt - Nga đã bước sang một trang mới, có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2000 kim ngạch ngoại thương giữa hai nước là 367,1 triệu USD thì đầu năm 2001 là 571,28 triệu USD và đạt mức kỷ lục là 1020 triệu USD vào năm 2005. Trao đổi hàng hóa giữa hai nước năm 2006 đạt hơn 1,1 tỷ USD. Đây có thể nói là những con số rất ấn tượng thể hiện những nỗ lực rất lớn của hai nước trong việc tăng cường phát triển quan hệ thương mại lên một tầm cao mới. Trong vòng 15 năm gần đây nước Nga vẫn giữ được tính hấp dẫn của một thị trường lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trước hết là hàng hàng nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Về nhập khẩu từ Nga, sản phẩm máy móc thiết bị của Nga vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trước hết là thiết bị cho ngành năng lượng và dầu khí, kỹ thuật hàng không, máy gia công kim loại , thiết bị mỏ, kỹ thuật xây dựng cầu đường, xe vận tải, phân bón...

Điều kiện cho sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt - Nga là sự phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam và Liên bang Nga trong những năm gần đây, những cuộc tiếp xúc chính phủ thường kỳ, quan hệ hợp tác tích cực của đại diện các tổ chức và các cơ quan hữu quan cùng giới kinh doanh. Tuy các mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống nhưng về giá trị xuất nhập khẩu thì có chiều hướng tăng dần qua các năm. Nếu năm 1992, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nga đạt 12,2 nghìn tấn thì năm 2002 là 212,74 nghìn tấn, năm 1992 xuất khẩu giày dép là

753 nghìn USD thì năm 2001 là 15,62 triệu USD. Tuy xuất khẩu của Việt Nam sang Nga tăng qua các năm nhưng về cán cân thương mại giữa hai nước thì chúng ta vẫn nhập siêu. Đặc biệt năm 1996 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Nga là 32 000 USD chỉ bằng 1/4 so với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nga là 122 000 USD và đến năm 2005 là 252 triệu USD, bằng 1/3 so với nhập khẩu từ Nga (768 triệu USD). Có tình trạng này là do Việt Nam xuất khẩu sang nga chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp và chủ yếu là hàng gia công chế biến nên mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng về mặt giá trị thì lại không cao. Trong khi đó, Nga xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là các máy móc thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao, sắt, thép, ô tô... nên trị giá xuất khẩu rất cao. Để có thể giảm dần tỷ lệ nhập siêu trong suốt thời gian qua thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư công nghệ kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trong sản xuất để có những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, đồng thời có thể đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá của sản phẩm cao hơn. Nga là một thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu dùng cao, yêu cầu hàng hóa là tương đối dễ tính nên hàng hóa của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này.

Trong suốt giai đoạn này, mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước có khởi sắc trong vài năm trở lại đây nhưng có thể thấy rằng hai nước chưa thật sự quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ buôn bán hai chiều giữa hai nước. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đẩy mạnh đầu tư mà chủ yếu hoạt động buôn bán giữa hai nước diễn ra do những người Việt Nam sống tại Nga, bao gồm hàng chục công ty nhỏ ở nhiều thành phố và trung tâm thương mại nhưng những người này chưa được chính phủ quan tâm thỏa đáng, hơn nữa chính quyền địa phương Nga đã có những chính sách thất thường và khắt khe đối với những thương nhân Việt Nam như bất ngờ kiểm tra, tịch thu hàng hóa, đóng cửa các trung tâm thương mại và các chợ của người Việt Nam. Chính vì

vậy quan hệ buôn bán giữa hai nước tuy có khởi sắc nhưng vẫn còn chậm chạp và chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hai nước.

Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do giữa hai nước vẫn còn có những rào cản do trình độ phát triển kinh tế thị trường theo xu hướng tự do hoá thương mại còn thấp. Các nhà hoạch định chính sách thương mại của cả hai nước đã đưa ra dự báo kế hoạch năm 2010 cần phấn đấu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nga lên con số 2 tỷ USD, gấp hai lần hiện nay. Để đạt được mục tiêu này cả hai nước cần phấn đấu tuân thủ các thông lệ thương mại quốc tế, tiến tới xoá bỏ hết các rào cản thương mại để tự do hoá thương mại tăng cao. Những thủ tục rườm rà về hải quan, những cản trở về thanh toán xuất nhập khẩu sẽ nhanh chóng xoá bỏ tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại song phương Việt - Nga không ngừng tăng lên. Để làm được điều này, cả hai nước đều phải phấn đấu nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá với các đối tác thương mại khác trong cùng khối APEC. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với gạo Thái Lan, cao su Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với cao su Inđônêxia… Còn phía Nga lại phải cạnh tranh với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… về việc xuất sang Việt Nam các sản phẩm máy móc thiết bị công nghiệp…Có nghĩa là khó khăn, thách thức đối với quan hệ thương mại Việt - Nga còn rất nhiều, đòi hỏi cả hai nước đều phải có thiện chí, cùng nỗ lực phấn đấu để vượt qua, đặc biệt là về phía Việt Nam, vì như ta đã biết trình độ phát triển của nước ta vẫn còn thấp hơn nhiều so với Nga.

Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga, sang năm 2007, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức. Với hai cuộc bầu cử Nghị viện vào cuối năm 2007 và Tổng thống vào đầu năm 2008, chính trường Nga dần nóng lên và chứa đựng các diễn biến chính trị phức tạp. Kinh tế Nga, dựa trên cơ sở giá dầu và nhiên liệu thế giới tiếp tục ở mức cao, vẫn có tốc độ tăng trưởng cao và các

nguồn dự trữ cũng sẽ ở mức kỷ lục. Tuy vậy xuất khẩu của Việt Nam vào Nga sẽ gặp khó khăn đáng kể. Việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với lao động nhập cư và lệnh cấm người nước ngoài kinh doanh bán lẻ tại các sạp chợ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 sẽ làm giảm một lượng hàng dệt may, giày dép, hàng tạp phẩm... trên thị trường nội địa Nga dẫn đến giảm nguồn cung cấp từ các nước nhập khẩu trong đó có hàng từ Việt Nam, chưa kể một số chủ hàng người Việt phải dừng kinh doanh các mặt hàng này, ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga.

Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO từ ngày 11/1/2007, thị trường của 149 nước thành viên WTO đã rộng mở cho hàng hóa Việt Nam, thì nước Nga với các điều kiện kinh doanh như hiện nay có thể trở nên kém hấp dẫn dưới con mắt của một bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian trước mắt.

Tuy nhiên, về lâu dài Liên bang Nga là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho giới doanh nhân Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới để có thể phát triển quan hệ thương mại hai nước thì Chính phủ hai nước cần có những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp hai nước có thể tiếp cận thị trường của nhau và tăng kim ngạch buôn bán quan lại giữa hai nước. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và trong tương lai gần Nga cũng sẽ gia nhập tổ chức này thì vấn đề nêu trên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì khi đó, cả Việt Nam và Nga đều phải mở cửa thị trường và áp dụng Chế độ Tối huệ quốc (MFN) với tất cả các nước trong tổ chức WTO. Vì vậy, Việt Nam và Nga cần phải nhanh chóng thay đổi những chính sách bảo hộ và hàng rào thuế quan để tạo điều kiện phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới nói chúng và quan hệ thương mại truyền thống giữa hai nước nói riêng.

Chương III

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w