Những nhân tố thúc đẩy và triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nga

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 81 - 90)

I. Những tiền đề cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga

4. Những nhân tố thúc đẩy và triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nga

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để có một nền kinh tế phát triển bền vững thì không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế này, trong đó không loại trừ Việt Nam và Nga. Toàn cầu hóa thể hiện nổi bật ở sự phát triển của các định chế toàn cầu như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)... Hiện nay cả Nga và Việt Nam tuy là thành viên của IMF và WB nhưng mới là thành viên đi vay IMF và WB chứ chưa phải là thành viên có tiếng nói và đóng góp cho các tổ chức này. Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO và Nga cũng đang tiến hành đàm phán để có thể gia nhập WTO trong tương lai gần, do đó hai nước cần có những thay đổi cơ bản để phù hợp với các điều kiện của WTO. Các định chế và mức độ tự do hóa kinh tế của tổ chức quy định là mức độ tương đối phổ cập cho tất cả các nước thành viên, tuy có khác nhau giữa các nước phát triển và kém phát triển. Nga chưa gia nhập WTO, điều đó chứng tỏ mức độ tự do hóa kinh tế của nước này còn thấp hơn mức độ phổ cập của thế giới. Trong bản chào đầu tiên để đàm phán gia nhập WTO, Nga đưa ra mức thuế nhập khẩu là 27%, nếu so với mức thuế nhập khẩu bình quân của các nước phát triển là khoảng 3% và các nước đang phát triển là 14% thì mức thuế trên là quá cao. Gần đây Nga đang cố gắng hạ thấp hàng rào bảo hộ này để khai thông đàm phán gia nhập WTO. Quan hệ kinh tế hiện nay của hai nước của hai nước cũng đang bị hàng rào bảo hộ này ngăn chặn. Chính vì vậy, để quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nga ngày càng phát triển thì cần phải hạ thấp các hàng rào bảo hộ, thậm chí còn phải thấp hơn mức mà WTO yêu cầu. Một ví dụ điển hình là

trước đây, khi chưa có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ là rất thấp. Nhưng từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 thì mức thuế suất đối với hàng hóa Việt Nam chỉ là 3% so với mức thuế quan trung bình trước đây là 40%. Do đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng dần qua các năm. Năm 2005 là 5,93 tỷ USD và 5 tháng đầu năm 2006 con số này đã là gần 3 tỷ USD. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ còn là đòn bẩy quan trọng giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Qua đó, ta thấy việc tăng cường quan hệ thương mại với các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng là rất cần thiết để phát triển kinh tế một cách bền vững.

Hiện nay trên thị trường thế giới tồn tại rất nhiều các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Các công ty này ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trên thế giới. Trong khi ở Nga và Việt Nam có rất ít các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia hoạt động. Những công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia nước ngoài hoạt động ở Nga thì chỉ chú ý tới thị trường của Nga và ở Việt Nam thì chỉ chú ý tới thị trường Việt Nam. Điều này chứng tỏ quan hệ thương mại Việt - Nga vẫn còn ở mức độ thấp, chưa đủ sức hấp dẫn nên các công ty này chưa chú ý tới. Đây là đòi hỏi bức thiết để phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga sao cho tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Trong giai đoạn hiện nay, hướng mở cửa hợp tác quan trọng của Nga ngoài Mỹ, EU là khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Với chiến lược kinh tế đối ngoại hai đầu, một là châu Âu mà trọng tâm là EU, một là châu á mà trọng tâm là Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên để xâm nhập vào các thị trường này thì không phải đơn giản đối với Nga trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là nước thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương, trong tương lai gần sẽ là cầu nối giữa Nga và khu vực này. Do đó, Việt Nam chính là đối tác chiến lược

của Nga trong việc thiết lập quan hệ kinh tế với các nước Châu á - Thái Bình Dương và thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.

Một ý nghĩa quan trọng để phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga là hai nước có nhiều yếu tố tương đồng, đều là những nền kinh tế chuyển đổi, sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp quốc gia thấp, mức độ hội nhập kinh tế còn hạn chế. Do đó, hai nước có thể tiếp cận thị trường của nhau dễ dàng hơn. Việt Nam có những tài nguyên có thể cùng Nga khai thác như: dầu khí, cao su, rau quả, nông phẩm nhiệt đới và du lịch, Việt Nam có một lực lượng lao động có tri thức, đã từng được đào tạo ở Nga, có hiểu biết về tình hình hai nước, thị trường Việt Nam hiện chưa lớn nhưng đến năm 2010 sẽ được mở rộng ra cả ASEAN, Trung Quốc... và có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm của Nga, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp nặng. Việt Nam ở một vị trí có tầm quan trọng chiến lược trong khu vực cả về an ninh chính trị và kinh tế. Mặt khác, Việt Nam có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng của Nga như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng nông phẩm, công nghiệp nhẹ, các sản phẩm nhiệt đới. Nga có thể cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm công nghệ cao, các sáng chế phát minh, các chuyên gia kỹ thuật và Nga có thể tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khai thác dầu khí, phát triển điện năng...

Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nga M.Phratcov vào tháng 2/2006, hai bên đã xúc tiến thành lập ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) để đẩy mạnh quan hệ hợp tác hai nước. Trong 10 năm trở lại đây, VRB là ngân hàng liên doanh duy nhất được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. VRB được thành lập với số vốn điều lệ đăng ký là 10 triệu USD, bên Việt Nam góp 51% vốn. Ngân hàng liên doanh Việt - Nga thành lập đáp ứng nhu cầu giao thương, tạo kênh thanh toán thông suốt hỗ trợ cộng đồng doanh

nghiệp hai nước. Thanh toán thuận lợi là điều kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nga phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Qua phân tích một số xu thế và bối cảnh thế giới diễn ra trong thời gian qua cũng như tình hình mỗi nước, chúng ta phần nào hình dung được bức tranh triển vọng quan hệ thương mại Việt - Nga trong thời gian tới. Cả Nga và Việt Nam đều có tiềm năng và nhu cầu phát triển nhiều mặt. Điều này sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như càng làm gắn bó quan hệ anh em giữa dân tộc Việt Nam và Liên bang Nga từ trước đến nay. Để điều đó trở thành hiện thực thì phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của cả hai nước.

Nga là đối tác truyền thống về đầu tư, thương mại của Việt Nam, sau một thời gian dài chìm trong khủng hoảng và suy thoái kinh tế đến nay đang trên đà phục hồi và dần tăng trưởng làm tăng nhu cầu xuất nhập khẩu và đầu tư mạnh mẽ ra thị trường nước ngoài. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ thương mại giữa hai nước sau những chuyến thăm hữu nghị, ký kết giữa những người đứng đầu nhà nước cũng như các bộ ngành, doanh nghiệp... đã mở ra việc khôi phục lại và phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga. Hai nước đang cố gắng tăng cường và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao quy mô buôn bán song phương và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu sao cho phù hợp với tiềm năng của mỗi bên. Chính phủ hai nước đều coi việc phát triển quan hệ thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 5/2004, Chủ tịch nước (cũ) Trần Đức Lương và Tổng thống Nga Putin đã khẳng định một lần nữa mong muốn và quyết tâm của hai nhà lãnh đạo tiếp tục đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước lên tầm cao của hai đối tác chiến lược. Và cách đây không lâu, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.Phratcov, ngày 9/9/2007 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức

Liên bang Nga. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết các văn kiện: Nghị định thư bổ sung Hiệp định Liên chính phủ về Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro ký năm 1991; Kế hoạch hợp tác giữa hai bộ ngoại giao năm 2007-2008; Các thoả thuận hợp tác hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực viễn thông, tài chính, cơ khí và xuất nhập khẩu hàng hoá. Chính phủ hai nước chủ trương hỗ trợ việc mở rộng hợp tác lâu dài trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư, ủng hộ những nỗ lực của Phòng Công nghiệp và Thương mại hai nước và hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp Việt - Nga nhằm hỗ trợ giới doanh nghiệp thiết lập và mở rộng các mối quan hệ trực tiếp, tổ chức hội chợ triển lãm, nghiên cứu thị trường của nhau và tìm kiếm những phương thức hiệu quả trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Như vậy, có thể thấy Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga đều nhất trí cao việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển quan hệ thương mại hai nước. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp hai nước đầu tư và giao thương.

Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu của Nga và 1,5 - 2% kim ngạch xuất khẩu của nước này.Theo các chuyên gia dự báo, đến năm 2010 thì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có thể đạt 1,881 - 3,4 tỷ USD. Đây là những dự báo về cơ bản thì phù hợp với dự báo của Bộ Thương mại nhưng khả năng trở thành hiện thực thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất nhiều của cả hai.

Trong thời gian tới, về cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước thì Việt Nam chủ yếu vẫn xuất sang Nga những mặt hàng như sản phẩm nông nghiệp, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, Việt Nam còn có thể xuất khẩu các sản phẩm từ thịt, khoai tây, hạt điều, lạc nhân, cà phê, chè, đồ gỗ...

Khối lượng và trị giá các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Nga năm 2006 là: mặt hàng cao su đạt 13 nghìn tấn, cà phê: 6 nghìn tấn, hàng may mặc: 40 triệu USD... Quan hệ thương mại Việt - Nga trong các

tháng đầu năm 2007 vẫn phát triển với tốc độ khá mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều trong 2 tháng đầu năm đạt 140 triệu USD, tăng 8,5% so với 2 tháng đầu năm 2006. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,4 triệu USD (tăng 18,8%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga đạt 82,4 triệu USD (tăng 2,7%) so với cùng kỳ năm trước.

Còn về nhập khẩu thì các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nga sẽ là hàng công nghiệp như sắt thép, phân bón, phương tiện vận tải, phụ tùng các loại máy công nghiệp, xăng dầu, máy và thiết bị cho ngành năng lượng, đóng tàu, khai khoáng... Khối lượng và trị giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nga năm 2006 như sau: xăng dầu: 150 nghìn tấn, phân bón 30 nghìn tấn, sắt thép: 120 nghìn tấn, máy móc thiết bị: 24 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm, mặt hàng có kim ngạch tăng đáng kể là xăng dầu đạt 40,2 triệu USD (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước), máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 20% trong khi kim ngạch nhập khẩu sắt thép giảm 40%, phân bón các loại giảm 52%, ô tô nguyên chiếc giảm gần 80%.

Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam có liên quan chặt chẽ với các chương trình hợp tác sản xuất, chế biến giữa hai nước. Việt Nam nhập khẩu vật tư, thiết bị từ Nga để cung cấp cho các chương trình này, đồng thời xuất khẩu sản phẩm theo các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Do vậy, triển vọng hợp tác của một số ngành có liên quan tới thương mại sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát triển quan hệ thương mại hai nước. Nhìn chung trong những năm tới triển vọng quan hệ hợp tác của hai nước trong một số lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, thủy sản...

Hiện nay hai nước đang tăng cường hợp tác đầu tư trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí. Năm 1981 hai nước thành lập liên doanh Vietsovpetro nhằm thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam. Điều này không những làm tăng ngoại tệ mà còn giúp Việt Nam xây dựng được đội ngũ cán bộ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí. Trong tương lai,

với sự ủng hộ của chính phủ hai nước thì liên doanh Vietsovpetro sẽ không ngừng phát triển và khối lượng khai thác dầu sẽ ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực năng lượng, hai bên đã tiến hành hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện Yaly, Sơn La và dự kiến phát triển một số nhà máy thủy điện tương lai khác ở Việt Nam. Đồng thời một số nhà máy cung cấp thiết bị của Nga sẽ cung cấp thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ cho các dự án điện của Việt Nam.

Có thể nói về kỹ thuật thì Nga là một trong những nước đứng đầu thế giới nên hợp tác với Nga chúng ta có thể tranh thủ công nghệ kỹ thuật tiên tiến của họ và đào tạo được nhiều kỹ sư lành nghề. Về phía Nga thì Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và quý giá như rừng, than và dầu khí. Hợp tác với Việt Nam thì có thể tranh thủ khai thác được nguồn tài nguyên quý giá này. Có thể nói triển vọng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực này là rất lớn, đôi bên cùng có lợi.

Ngoài những lĩnh vực có nhiều tiềm năng trên, hai nước còn hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực khác như khai thác hải sản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Hàng năm Việt Nam xuất sang Nga một lượng hải sản lớn như tôm, cá... Năm 2005 trị giá xuất khẩu hải sản là 33,31 triệu USD và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2006 là 63,7 triệu USD. Triển vọng trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong những năm tới sẽ tăng cao do dân Nga rất thích cá hộp và cá hun khói, cá khô, cá muối. Chính vì vậy nếu chúng ta có thể khai thông được thị trường thủy sản Nga thì sẽ có triển vọng rất lớn. Matxcova và Saint Peterbug là hai thành phố có lượng tiêu thụ hải sản lớn nhất Nga, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở siêu thị thủy sản ở đây thì sẽ tạo điều kiện xâm nhập được vào thị trường Nga.

Đó là triển vọng hợp tác, thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Tuy nhiên nếu có những nỗ lực quyết tâm của tất cả các cấp từ phía cả hai nước Việt Nam và Liên bang Nga thì chắc chắn quan hệ thương mại hai nước

sẽ còn được mở rộng và có hiệu quả nhiều hơn nữa để tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Đứng trước những thuận lợi như kinh tế hai nước trong những năm gần đây đều tăng trưởng cao, chính trị ổn định và xu thế toàn cầu

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 81 - 90)