I. Tổng quan về tình hình kinh tế Liên bang Nga
1. Tình hình kinh tế Nga từ năm 1991 đến năm
Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, Liên bang Nga là quốc gia độc lập, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô cũ. Liên bang Nga có vị trí địa lý trải dài qua hai châu lục á - Âu, với diện tích 17,1 triệu km2 và khoảng 150 triệu dân.
Trong giai đoạn này bức tranh kinh tế của Nga sau cải cách thật ảm đạm. Các nét đặc trưng của bức tranh này là tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài với những đặc điểm sau:
Bảng 2: Mức tăng trưởng GDP qua các năm
Đơn vị: % 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 -13,0 -19,0 -12,1 -12,3 -4,1 -3,5 0,8 -4,8 3,2 7,6
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu châu Âu - 2001
Liên tục trong một thập kỷ, mức tăng trưởng kinh tế của Nga luôn ở mức âm. Năm 1997 kinh tế của Liên bang Nga mới bắt đầu có mức tăng trưởng dương 0,8 thì đến năm 1998 lại lâm vào khủng hoảng mới khiến mức tăng trưởng kinh tế -4,8%. Sang năm 1999 nền kinh tế Nga có vẻ phát triển khá hơn, nhưng mức suy giảm kinh tế là -1%.
- Sản xuất suy giảm
Trong các ngành sản xuất của Nga, công nghiệp là ngành chịu khủng hoảng nặng nề nhất. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từ năm 1993- 1998 là âm 7,8%. Tính chung cả giai đoạn 1991-1997 thì sản xuất công nghiệp giảm 81%, trong đó ngành chế tạo máy giảm 64%, công nghiệp nhẹ giảm 87%, công nghiệp thực phẩm giảm 59%, công nghiệp chế biến gỗ và giấy giảm 66%. Tuy nhiên các ngành công nghiệp khai thác và các ngành có hàm lượng chế biến thấp lại tăng trưởng đôi chút như: khai thác dầu tăng trưởng 3%, luyện kim màu 7%. Chỉ đến năm 1999 thì nền công nghiệp của Nga mới có những tín hiệu phát triển tốt hơn với mức sản lượng công nghiệp tăng 3,1% so với năm 1998. Sự yếu kém của nền công nghiệp Nga làm cho sản phẩm công nghiệp không những không đáp ứng được nhu cầu nội địa mà còn thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính vì thế, trong giai đoạn này Nga phải nhập khẩu hàng năm khoảng 14 - 18 tỷ USD máy móc thiết bị, 7 - 8 tỷ USD hàng công nghiệp tiêu dùng.
Về nông nghiệp, là một nước có nền nông nghiệp, song tình hình kinh tế cũng khiến nền nông nghiệp suy giảm trầm trọng. Thậm chí, nước Nga phải rơi vào cảnh thiếu lương thực và cần tới viện trợ lương thực của Mỹ và EU.
- Lạm phát ở mức cao
Trong giai đoạn này, đồng Rúp liên tục mất giá do chính phủ phải in thêm tiền để hỗ trợ sản xuất. Tỷ giá Rúp/USD tăng hơn 10 lần: từ 0,932 Rúp = 1 USD (năm 1993) lên 9,71 Rúp = 1 USD (năm 1998). Tốc độ lạm phát liên tục tăng qua các năm, thậm chí có lúc lên tới 3 con số. Lạm phát cao đã ảnh hưởng một cách trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động ngoại thương do nó làm phá vỡ toàn bộ các mặt đời sống kinh tế, làm rối loạn tình hình tài chính của các doanh nghiệp, làm giảm thu nhập thực tế của người dân, dẫn đến môi trường kinh doanh không ổn định, luôn tiềm ẩn rủi ro.
Bảng 3: Mức độ lạm phát của Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 2000 Đơn vị: % Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Mức độ lạm phát 92,7 1353 895,9 302,0 190,1 47,8 14,7 27,7 87,8 10,0
Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới - Viện Nghiên cứu tài chính 2/2000 - Kim ngạch ngoại thương suy giảm
Dù cuối những năm 90 nền kinh tế của Nga có nhiều tín hiệu phát triển hơn nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã đẩy nước Nga từ vị thế cường quốc thế giới xuống thành quốc gia đang phát triển với nhiều bất ổn cả về chính trị và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên chính sự thiếu thốn, phải nhập khẩu nhiều đã làm cho Nga trở thành một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng. Do đó, phát triển quan hệ thương mại với Nga trở thành mục tiêu của nhiều nước. Kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga trong suốt giai đoạn 1993 – 1997 tăng trưởng khá ổn định với mức bình quân 11,6%/năm, đạt mức cao nhất 160,2 triệu USD vào năm 1997 do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.
Bảng 4: Kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga giai đoạn 1993-1999
Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Tổng KN XNK
(tỷ USD) 104,4 117,8 144,6 158,1 160,2 132,2 123,4 Tăng giảm so
với năm trước
(%) 12,8 22,8 9,3 1,3 17,5 6,7
KN xuất khẩu (tỷ
USD) 57,6 67,8 82,7 90,6 88,9 74,8 75,8
Tăng giảm so với năm trước
(%) 17,7 22 9,6 -1,9 15,9 1,3
KN nhập khẩu 46,8 50 61,9 67,5 71,3 57,4 47,6
Tăng giảm so với năm trước
Cán cân TM (tỷ
USD) 10,8 17,8 20,8 23,1 18,6 17,4 28,2
Nguồn: EIU, Cơ quan tình báo kinh tế, quý III, 1999
Năm 1998, tổng kim ngạch ngoại thương Nga chỉ đạt 132,2 tỷ USD, giảm 107,5 so với năm 1997 do nhiều nguyên nhân. Nền kinh tế trong nước tiếp tục bị suy giảm làm cho nhu cầu nội địa thấp. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hồi tháng 8/1998 đã có tác động tiêu cực đến nhập khẩu làm giá trị nhập khẩu giảm sút nghiêm trọng. Buôn bán trên thị trường thế giới cũng gặp khó khăn, đặc biệt trên thị trường dầu mỏ - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga nên dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu, mặc dù lượng xuất khẩu vẫn tăng. Năm 1999 mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên chút ít, song xuất khẩu của Nga lại bị giảm nhiều, vì vậy kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga tiếp tục giảm, ước chỉ đạt 123,4 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 1998.
Về cán cân thương mại, trong giai đoạn 1993 - 1997 Liên bang Nga đã đạt được tốc độ xuất siêu tương đối ổn định, chủ yếu do tăng xuất khẩu các loại nguyên liệu, kim loại đen và kim loại màu, hóa chất và giảm nhập khẩu ngũ cốc cũng như các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại Nga và chỉ số giá xuất/ chỉ số giá nhập giảm (trong 8 tháng đầu năm 1998 hệ số chỉ số giá xuất/ chỉ số giá nhập bằng 0,95 so với 1,1 cùng kỳ năm 1997) nên mức xuất siêu năm 1998 đã giảm đi, chỉ đạt 17,3 tỷ USD. Năm 1999 mức xuất siêu của cả năm lại tăng lên, ước đạt khoảng 28 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1994. Mặc dù khủng hoảng kinh tế kéo dài đã nhiều năm, kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga vẫn tăng khá ổn định với tốc độ bình quân 16,4%/ năm trong giai đoạn 1994 - 1996 do giá cả, lượng hàng xuất khẩu đều tăng. Tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu bắt đầu giảm vào năm 1997 (-1,9%) và giảm sút mạnh vào năm 1998 (-14,9%) chủ yếu do nhu cầu về hàng nguyên liệu giảm dẫn đến giá cả những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Nga trên thị trường thế giới giảm. Năm 1999 xuất khẩu hàng hóa của Nga tăng lên chút ít nhưng không đáng kể.
Về cơ cấu hàng xuất khẩu, ta thấy cơ cấu hàng xuất khẩu phản ánh rõ nét nhất những chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng bất lợi cho Nga. Các sản phẩm nguyên, nhiên liệu chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 54,9% năm 1995 lên 60,9% năm 1996 và 63,0% năm 1997. Hiện nay Nga vẫn là nước xuất khẩu nguyên liệu hàng đầu trên thế giới: chiếm 25% thị trường thế giới về nhôm, 20% về xuất khẩu niken, 11% về xuất khẩu bông.
Bảng 5: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1995-1998
Đơn vị tính: %
Nhóm hàng 1995 1996 1997
Nguyên liệu, năng lượng 39,9 45,6 47
Kim loại 15 15 16
Gỗ và các sản phẩm gỗ 4,4 3 3,2
Máy móc và thiết bị 10,1 9,4 9,4
Các hàng khác 30,6 26,7 24,4
Nguồn: Chiến lược chính sách công nghệ số 7/1998 Báo Biki số 131, 3/11/1998
Máy móc và thiết bị chiếm tỷ lệ thấp, trên dưới 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga. Nguyên nhân chủ yếu là do Nga mất đi thị trường truyền thống (khối SEV cũ) và thị trường các nước thuộc Liên Xô cũ. Mặt khác, hiệu quả xuất khẩu máy móc, thiết bị của Nga giảm đi do giá thành sản xuất tăng, chi phí vận chuyển tăng cùng với các khoản chi phí phụ trội khi vận chuyển qua các nước thuộc lãnh thổ Liên Xô cũ.
Kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga chủ yếu dựa vào 10 mặt hàng xuất khẩu chính, bao gồm: các nguyên liệu, phân bón, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này bình quân chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng.
Bảng 6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga giai đoạn 1996-1998
Mặt hàng Đơn vị 1996 1997 1998
Than đá Nghìn tấn 26.258,9 22.897,2 23.252
Dầu thô Triệu tấn 126,0 126,8 136,3
SP hóa dầu Nghìn tấn 57.006,1 60.592,6 54.687,3 Phân bón Nghìn tấn 8.457,4 6.438,5 7.342,5 Kim loại đen Triệu USD 6.689,6 6.427,8 5.764,7
Máy móc Triệu USD 8.232,4 8.548,6 9.536,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Thống kê, Bộ Thương mại Nga
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga, có một số mặt hàng mà thị trường Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu, vì nó phù hợp với trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính của Việt Nam hoặc để thay thế các máy móc, dây chuyền thiết bị Việt Nam đã nhập từ Liên Xô trước đây như nông cụ, ô tô tải, phân bón, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng... Đây cũng là những mặt hàng Nga muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới do đó là những mặt hàng chủ lực của Nga.