Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 93)

III. Một số giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga sau khi Việt Nam gia nhập WTO

1. Về phía nhà nước

Thứ nhất: Hai nước cần nhanh chóng ký kết Hiệp định mậu dịch tự do vì cơ chế thanh toán đã được tháo gỡ thông qua việc thành lập Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Ngoài ra chính phủ hai nước cần áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia đối với các ngân hàng thương mại và các công ty Nga hoạt động tại Việt Nam cũng như tại Nga. Phần lớn các công ty của Nga làm ăn với Việt Nam là các công ty tư nhân, không chịu sự chi phối của Nhà nước, ít mở L/C (Thư tín dụng qua ngân hàng), do đó buôn bán giữa hai nước chủ yếu được thực hiện thông qua đối tác thứ ba. Do đó để khắc phục khó khăn này cần khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán qua thương mại điện tử.

Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và trợ giá hàng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga cũng như xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và nhiều thị trường của các nước khác trên thế giới đều phải được coi trọng như nhau. Chính sách này hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do nhiều nguyên nhân: Giá mua nguyên vật liệu đầu vào sản xuất trong nước cao, không có tàu chuyến thường xuyên giữa Việt Nam và Liên bang Nga nên khi có cước phí vận chuyển cao, đồng Rúp ở Nga biến động thất thường... nên nhiều doanh nghiệp làm ăn với Nga bị rủi ro cao và dễ thua lỗ. Trong những năm gần đây, đa số các lô hàng nhập khẩu vào Nga đều phải chịu thua lỗ trung bình từ 20 - 30%, có trường hợp lên tới 50%. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp

làm ăn với thị trường Nga, Chính phủ cần có sự trợ giá xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian đầu và khi tình hình Nga còn đang mất ổn định, có vậy hàng Việt Nam mới có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nga. Vấn đề này theo một số tài liệu, hiện nay các nước phương Tây đều dùng chính sách lấy giá bán trong nước cao hơn giá thành sản xuất để tài trợ cho xuất khẩu đối với một số nhóm hàng, trong đó có hàng nông sản thực phẩm, nhóm hàng mà Việt Nam xuất chủ yếu sang Nga. Theo chính sách này mọi hàng hóa xuất khẩu đều được hỗ trợ đầu vào, bảo đảm hiệu quả sản xuất và xuất khẩu được lâu dài, đặc biệt được ưu tiên cho những mặt hàng có giá trị tăng cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước. Thủ tục hỗ trợ của Nhà nước cần phải hết sức đơn giản, không gây chậm chễ, phiền hà đối với các doanh nghiệp. Về một số mặt hàng mà Việt Nam có hướng đẩy mạnh xuất khẩu vào Nga, Nhà nước cần có chính sách mặt hàng cụ thể đối với những mặt hàng đó. Trong đó, nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang Nga như hỗ trợ vốn hoặc lãi suất cho vay để doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng hàng, giúp đỡ doanh nghiệp khi sản xuất loại hàng mới bằng cách miễn giảm thuế, thưởng cho các đơn vị sản xuất và xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang Nga và bù lỗ khi sản xuất mặt hàng phải chịu tác động bởi các yếu tố thời tiết, bệnh dịch hay gặp phải những biến động thất thường khác gây rủi ro lớn cho người sản xuất.

Mặt khác, về vấn đề thuế, ở tầm quốc gia, Nhà nước cần đề nghị với Liên bang Nga để phía Nga có thể xếp Việt Nam thuộc nhóm các nước kém phát triển chứ không phải nằm trong nhóm các nước đang phát triển như hiện nay với lý do mức thu nhập GDP (Tổng thu nhập quốc nội) của Việt Nam còn quá thấp không thể xếp ngang với các nước ở châu á như Singapo, Malaysia... Qua đó, Việt Nam có thể hưởng mức miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu

vào Nga, phần nào giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh còn yếu kém hiện nay.

Thứ ba: Nhà nước cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mại. Tổ chức triển lãm định kỳ hàng xuất khẩu Việt Nam tại Liên bang Nga, Ukraine, Uzbekistan. Tăng cường hoạt động quảng bá hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Liên bang Nga thông qua việc tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng mẫu, catalogue, phim, băng hình... Tổ chức và hỗ trợ các phái đoàn thương mại của Việt Nam đi khảo sát thị trường, trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đầu tư mới. Hiện nay chúng ta đã có Đại diện thương mại của Việt Nam tại Liên bang Nga, Trung tâm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại Matxcơva, Văn phòng đại diện xúc tiến thương mại ở Matxcơva. Các cơ quan này ngoài việc cung cấp thông tin thương mại còn giúp đỡ các doanh nghiệp hai bên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ và các dịch vụ khác tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hai nước. Chính vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại này. Để các doanh nghiệp có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, thông tin về chính sách, chế độ xuất nhập khẩu, hệ thống thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và các tư liệu cần thiết liên quan đến thị trường Nga thì các văn phòng đại diện ở Nga cần tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, ngoài ra cần tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp Nga và doanh nghiệp Việt Nam để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, Chính phủ hai nước cần thành lập Trung tâm tư vấn đầu tư, thương mại ở thủ đô mỗi nước (Hà Nội và Maxcơva) để giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp hai nước trong việc buôn bán và đầu tư.

Thứ tư: Khuyến khích các doanh nhân Nga tham gia hoạt động thương mại ở Việt Nam. Các doanh nhân Nga hiện nay vẫn chưa quan tâm nhiều đến thị trường Việt Nam, do vậy Chính phủ Việt Nam cần có chính sách khuyến

khích và ưu đãi họ. Việt Nam có thể đơn phương miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch Nga và cấp thị tực dài hạn cho các nhà kinh doanh và chuyên gia ở Việt Nam, giành cho Nga thuê một số khu công nghiệp với giá ưu đãi ở vị trí thuận lợi, chuyên sản xuất để xuất khẩu.

Thứ năm: Tổ chức tốt các khâu xuất nhập khẩu. Cả hai nước đều phải thiết lập tốt các kênh giao nhận và vận tải hàng hóa với những phương tiện vận tải đa dạng, lập các kho hải quan, thực hiện dịch vụ chuyển khẩu và quá cảnh hàng hóa, xúc tiến mạnh việc thành lập các xí nghiệp liên doanh về kinh doanh xuất nhập khẩu của mỗi nước tại nước kia để có thể phát huy mạnh và tranh thủ những điều kiện thuận lợi của mỗi bên. Việt Nam cần phải tăng cường đội tàu vận chuyển đến Odessa và Vladivostok với mức giá cạnh tranh hoặc Nhà nước hỗ trợ một phần giá cước.

Ký kết các thỏa thuận về thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Cần có sự thống nhất giữa hai quốc gia về các thủ tục kiểm tra thú y, đồng thời thỏa thuận công nhận lẫn nhau về các giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hai nước; hoặc thừa nhận giấy chứng nhận chất lượng của một số hàng hóa giám định. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quản lý các chiến lược cấp quốc gia về phát triển các ngành xuất khẩu và phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước. Tổ chức thực hiện và kiểm soát các chiến lược cho từng ngành hàng xuất khẩu. Xác định lợi thế của từng loại hàng hay từng nhóm hàng của Việt Nam ở thị trường Liên bang Nga. Cũng cần xác định lại một số mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu xuất nhập khẩu với Liên bang Nga để tập trung vốn đầu tư cho có hiệu quả. Nên chọn ra một số mặt hàng tiềm năng để tập trung khuyến khích đầu tư. Nghiên cứu kỹ thị trường Liên bang Nga để tiến tới có thể xuất khẩu những hàng hóa có giá trị lớn, có hàm lượng chất xám cao như linh kiện điện tử, vi tính, sản phẩm phần mềm...

Ngoài ra, Việt Nam và Liên bang Nga đều là thành viên của APEC, do đó cả hai nước cần phấn đấu thực hiện những mục tiêu chung mà APEC đã đề ra, đó là:

- Thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các quốc gia bằng biện pháp giảm bớt thuế, dần dần tiến tới phi thuế, hủy bỏ việc cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, thực hiện cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi hóa việc đi lại và giao lưu của các nhà doanh nghiệp.

- Thống nhất và công khai hóa thủ tục xuất nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục hải quan, ngoại hối, ngân hàng...

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi với tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng về kinh tế, năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông và thông tin... Một hệ thống thông tin thị trường chính xác sẽ cung cấp đầy đủ các dữ liệu, giúp cho các doanh nghiệp của cả hai quốc gia phân tích, đánh giá, đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tránh thiệt hại, rủi ro... cho cả hai bên.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành công bởi các doanh nghiệp là những chủ thể tham gia hoạt động buôn bán. Sẽ không thể có sự thành công dù nhà nước có mọi chính sách hỗ trợ cần thiết nếu như các doanh nghiệp không có nỗ lực vươn lên để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nga.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w