Tình hình kinh tế chung

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 36 - 40)

I. Tổng quan về tình hình kinh tế Liên bang Nga

2. Tình hình kinh tế Nga từ năm 2000 đến nay

2.1. Tình hình kinh tế chung

Đánh giá một cách khách quan, có thể thấy rằng kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền đến nay, nền kinh tế Nga đã có những chuyển biến tích cực, rất đáng khích lệ. Đặc biệt, năm 2000 đánh dấu nét khởi sắc mới trong nền kinh tế Nga nhờ việc thay đổi chính sách cải cách kinh tế thị trường. Đường lối cải cách kinh tế thị trường của Tổng thống Putin về căn bản vẫn là tiếp tục tiến hành công cuộc cải cách mà ông B.Enxin đã tiến hành trong thập kỷ 90 nhưng với những bước đi và phương pháp tiến hành thận trọng hơn, theo hướng tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, duy trì sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế nhằm mục tiêu tăng cường mọi mặt tiềm lực của

đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân. Thực tế cho thấy chính sách cải cách kinh tế - xã hội của Nga đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Kinh tế Nga đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu phát triển tương đối ổn định.

Theo đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong giai đoạn 1999 - 2006, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nga đạt mức trung bình là 6,7%, đây là mức tăng trưởng kinh tế ngoạn mục kể từ sau khi Liên Xô tan rã và Nhà nước Nga độc lập ra đời kế thừa về mặt pháp lý Nhà nước Liên Xô (năm 1991). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình đạt 6%/ năm, GDP của Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 - 7,9%, 2001 - 5,1%, 2002 - 4,7%, 2003 - 7,3%, 2004 - 7,2%, 2005 - 6,4%, 2006 - 6,7%. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới”, Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 7% trong năm 2007, cao hơn dự báo 0,6%. Bộ Thương mại và Phát triển kinh tế Nga cho biết, GDP của nước này có thể tăng trưởng ở mức cao từ 6,5% đến 7% cho tới năm 2020.

Bảng 7: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Nga thời kỳ 2002-2007

Chỉ số 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP thực tế (%năm) 4,7 7,3 7,2 6,4 6,5 6,5

GDP danh nghĩa (tỷ

Rúp) 10831 13243 16966 21598 26297 30101 Giá tiêu dùng (%năm) 15,8 13,7 10,9 12,7 9,7 8,6 Khối lượng xuất khẩu

(%năm) 7,1 12,4 10,5 4,8 4,7 4,7

Khối lượng nhập khẩu,

(%năm) 10,9 24,4 21,3 18,5 19,1 17,1

Tổng giá trị xuất khẩu

Tổng giá trị nhập khẩu

hàng hoá (tỷ USD) 61,0 76,1 97,4 125,3 158,6 187,4

Nguồn http://www.imf.org/external/2006

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì giá dầu lửa, khí đốt và giá cả các hàng hoá khác ở mức cao trên thị trường thế giới đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình hình kinh tế Nga không chỉ trong năm 2006 mà thậm chí cho cả nhiều năm tiếp theo. Trong bối cảnh giá năng lượng và nguyên nhiên liệu cao trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư quốc tế hướng tới Nga trong trung và dài hạn với tư cách là quốc gia có tiềm năng rất lớn về nguyên nhiên liệu và năng lượng (trữ lượng tài nguyên đã được phát hiện ở Nga ước đạt khoảng 30.000 tỷ USD, gấp 3 lần Mỹ, ước chiếm khoảng 21% tổng số tài nguyên đã được phát hiện toàn cầu có thể cung cấp cho thế giới). Điều này hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho kinh tế Nga trong những năm tới đây. Sự tiến bộ của nền kinh tế Nga năm 2006 còn liên quan đến một yếu tố rất quan trọng khác, đó là mức tăng trưởng đầu tư cao hơn 12,6% so với 10,5% năm 2005.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất dầu mỏ và khí đốt có ý nghĩa quyết định mức tăng trưởng kinh tế Nga trong giai đoạn này và thời gian sắp tới. Tháng 6 năm 2006 lần đầu tiên sản xuất dầu mỏ của Nga đã qua mặt Arapxeut, nước đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và đạt mức 9,236 triệu thùng một ngày. Nguồn thu từ bán dầu và khí đốt chiếm tới 52% thu nhập của Nhà nước Nga. Nhờ tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu khí, dự trữ vàng và ngoại tệ của Liên bang Nga đã tăng mạnh. Năm 2006 tổng giá trị lượng vàng và ngoại tệ dự trữ của Nga đạt 273,6 tỷ USD, đủ để nhập khẩu 16 tháng. Riêng năm 2006, giá trị tăng thêm đạt gần 100 tỷ USD, đưa Nga vươn lên đứng hàng thứ ba thế giới về dự trữ vàng và ngoại tệ, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2001, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga mới

chỉ ở mức 36,6 tỷ USD. Nhờ đó Nga có khả năng thanh toán các khoản nợ quốc tế mà Nga phải gánh chịu từ thời Liên Xô để lại.

Về tình hình ngoại thương Nga cũng có rất nhiều dấu hiệu tích cực. Năm 2005, tổng kim ngạch ngoại thương Nga đạt 368,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 243,6 tỷ USD (trong đó xuất khẩu năng lượng chiếm tới 61,1%), nhập khẩu là 125,3 tỷ USD và đạt thặng dư thương mại 118,3 tỷ USD. Năm 2006 kim ngạch ngoại thương Nga đạt 466,4 tỷ USD, tăng 26,2%, trong đó xuất khẩu là 307,8 tỷ USD, nhập khẩu là 158,6 tỷ USD và xuất siêu tăng đạt 149,2 tỷ USD, tăng 27,3%. Theo các nhà phân tích Nga và các chuyên gia kinh tế quốc tế, trong những năm tới đây kể từ năm 2006 này tình trạng xuất siêu cao trong mậu dịch của Nga tiếp tục được duy trì. Sự phân tích đánh giá này có cơ sở khi Nga trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trở thành thành viên WTO, Nga sẽ được thụ hưởng những lợi ích mà WTO mang lại vì Nga có cơ hội để kinh doanh trên thị trường nước ngoài cũng như các đối tác nước ngoài đến làm ăn ở Nga trên cơ sở những nguyên tắc chung do WTO quy định.

Sự phát triển kinh tế bền vững đã góp phần ổn định giá cả tiêu dùng ở Nga. Năm 1999, giá tiêu dùng ở Nga tăng tới 85,7%, 2 năm sau giảm xuống còn 21,5%, năm 2005 giảm xuống còn 12,6% và năm 2006 giảm tiếp xuống còn 1 con số 9,7% và dự báo năm 2007 là 8,5%.

Từ ngày 1/7/2006 Chính phủ Nga đã chính thức xoá bỏ việc kiểm soát hối đoái, cho phép thả nổi đồng Rúp và đồng Rúp đã trở thành đồng tiền có thể chuyển đổi hoàn toàn. Chính sách hối đoái đó đã góp phần làm giảm mức lãi suất ở Nga từ 13,5 tháng 9/2005 xuống còn 8,5% tháng 9 năm 2006.

Tình hình kinh tế được cải thiện đã góp phần cải thiện đời sống người dân Nga. Thu nhập và tiền lương tăng mạnh kể từ năm 2005. Theo Rosstat (Cơ quan thống kê Nga), thu nhập thực tế tăng 11,5% trong khi tiền lương

thực tế bình quân tăng 13,2%, tăng đáng kể so với năm 2005 (con số tương ứng là 9,1% và 9,0%).

Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. Nga trở lại xuất khẩu lương thực, ngân sách cân bằng, lạm phát giảm dần (2000 - 20%, 2001 - 18,6%, 2002 - 15,1%, 2003 - 12%, 2004 - 11,7%, 2005 - 10,9%, 2006 - 9%). Thị trường tài chính, tiền tệ ổn định, dự trữ vàng, ngoại tệ tăng nhanh, tính đến giữa tháng 5/2007 đạt mức trên 402 tỷ USD. Sau khi Nga trả trước thời hạn khoản nợ 23,7 tỷ USD từ thời Liên Xô cho Câu lạc bộ Pa-ri, Mỹ và EU đã công nhận Nga là nước có nền kinh tế thị trường. Kinh tế Nga đã phục hồi cơ bản và đạt được mức của năm 1990, được đứng vào danh sách 10 nền kinh tế lớn của thế giới.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 36 - 40)