Những nhân tố kìm hãm quan hệ thương mại Việ t Nga

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 90 - 92)

I. Những tiền đề cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga

5. Những nhân tố kìm hãm quan hệ thương mại Việ t Nga

Có thể nói, quan hệ thương mại Việt - Nga đã đạt được những thành tựu đáng kể và bước đầu phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước. Tuy nhiên trong quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được xem xét. Do vậy, bên cạnh việc phân tích những nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nga chúng ta cũng cần xem xét tới các nguyên nhân kìm hãm quan hệ thương mại hai nước để từ đó tìm ra cách khắc phục nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga hơn nữa.

Thứ nhất: Chính phủ Việt Nam chưa kịp thời đưa ra những chính sách cụ thể, hấp dẫn để định hướng, khuyến khích, hỗ trợ và hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Năng lực kinh doanh, khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn yếu nên bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh tốt.

Thứ hai: Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cơ bản vẫn còn ở dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp, chất lượng chưa cao, bao bì mẫu mã chưa phù hợp và hấp dẫn khách hàng, ít có sự thay đổi, cải tiến về số lượng mặt hàng và chất lượng sản phẩm, trong khi thị trường Liên bang Nga đã thay đổi rất nhiều. Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nga nói riêng.

Thứ ba: Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga chuyển sang nền kinh tế thị trường, khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc, lạm phát cao triền miên, đồng rúp liên tục bị mất giá, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính. Môi trường kinh doanh ở Nga đầy rẫy những rủi ro. Thế nhưng nhiều hãng kinh doanh lớn của nước ngoài đã nhanh chóng xây dựng được mạng lưới cung cấp và tiêu thụ hàng hóa với chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn ở Liên bang Nga... làm cho khả năng “chen chân” của hàng hóa Việt Nam vào các kênh phân phối sở tại bị hạn chế.

Thứ tư: Thị trường Liên bang Nga vẫn còn nhiều rào cản thương mại kỹ thuật như: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cao, nhất là thuế đánh vào hàng tiêu dùng trung bình từ 20 - 30% trị giá kèm theo mức giá tối thiểu áp dụng cho một số mặt hàng; các quy định của luật pháp Nga đối với hàng hóa nhập khẩu rất chặt chẽ, các quy định về quản lý tài chính tín dụng của Liên bang Nga còn rất phức tạp. Chính những điều đó đã gây không ít cản trở và khó khăn cho các đối tác yếu về năng lực kinh doanh quốc tế và nhỏ bé về tiềm lực như Việt Nam.

Thứ năm: Phía Việt Nam có đặt ra mục tiêu khôi phục và phát triển quan hệ thương mại truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga nhưng chưa xây dựng những chiến lược, chính sách cụ thể cũng như định ra những bước đi thích hợp để khôi phục và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước

nhằm khai thác thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Việc trao đổi, buôn bán hàng hóa với Liên bang Nga chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt làm ăn, sinh sống tại Nga thực hiện nên còn mang tính chất manh mún và không có tính chất chiến lược. Ngoài ra, hoạt động thương mại ấy đã không thực hiện được chức năng phản hồi và chuyển tải những tín hiệu của thị trường cho sản xuất trong nước. Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ngoài nước đã được chú trọng hơn trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các doanh nghiệp vẫn phải tự lo là chính nên thiếu sự phối hợp, thiếu thông tin về các đối tác cũng như về thị trường hai nước.

Việc khôi phục và phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu tiếp cận theo tư duy mới. Thực tế Liên bang Nga không còn là thị trường để Việt Nam tiếp tục khai thác theo phương thức truyền thống mà phải coi Nga như một thị trường mới, không còn “dễ tính” như trước. Trong hoạt động ngoại thương, Việt Nam cần nhập khẩu từ Nga nhiều mặt hàng có nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế như nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị giao thông vận tải... kể cả các loại hàng hóa đặc biệt phục vụ cho an ninh quốc phòng. Các loại hàng hóa này phù hợp với trình độ tiếp nhận và khả năng thanh toán của Việt Nam. Liên bang Nga là thị trường xuất khẩu quan trọng và giàu tiềm năng với khoảng hơn 150 triệu dân, thu nhập và sức mua đang tăng, thị trường đang có nhu cầu về một số hàng hóa Việt Nam có lợi thế so sánh và có khả năng cung cấp. Bởi vậy, muốn tiến tới cân bằng cán cân thương mại và đạt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều cao hơn nữa đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp cần đề xuất và nỗ lực thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại việt - nga sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w