năm 2010 đến 2012 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán (ĐVT: 1.000VNĐ) CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 50.067.195 48.707.769 52.117.313
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 35.276.181 34.095.438 36.482.119 1. Tiền 14.771.341 18.752.491 20.065.165 2. Các khoản tương đương tiền 20.504.840 15.342.947 16.416.954 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.546.128 11.689.865 12.508.155 1. Phải thu khách hàng 8.614.364 9.351.892 10.006.524 2. Trả trước cho người bán 397.935 584.493 625.408 5. Các khoản phải thu khác 2.533.829 1.753.480 1.876.223 IV. Hàng tồn kho 2.814.963 2.435.388 2.605.866 1. Hàng tồn kho 2.814.963 2.435.388 2.605.866 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác 429.924 487.078 521.173 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 355.626 389.662 416.939 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
4. Tài sản ngắn hạn khác 74.298 97.416 104.235
B-TÀI SẢN DÀI HẠN 27.417.473 30.945.922 31.874.300
I.Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 24.189.383 27.851.330 25.499.440 1. Tài sản cố định hữu hình 24.146.486 27.851.330 28.686.870 Nguyên giá 77.140.500 76.735.496 72.898.721 Giá trị hao mòn lũy kế -52.994.014 -48.884.166 -44.211.851 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 42.896 V. Tài sản dài hạn khác 3.228.090 3.094.592 6.374.860 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.978.090 2.785.133 5.099.888 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác 250.000 309.459 1.274.972 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 77.484.668 79.653.691 83.991.612 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 77.484.668 79.635.691 83.991.612 I- Nợ ngắn hạn 68.957.621 71.672.122 75.592.451 1.Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 2. Phải trả người bán 3.855.783 2.150.164 2.267.774
3. Người mua trả tiền trước 5.989.002 5.017.049 5.291.472
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 5. Phải trả người lao động 5.030.754 5.375.409 5.669.434 6. Chi phí phải trả 5.626.615 6.450.491 6.803.321 7. Phải trả nội bộ 45.790.528 50.170.485 52.914.716 8. Các khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn khác 388.373 358.361 377.962
9.Quỹ khen thưởng , phúc lợi 1.387.552 1.433.442 1.511.849
II- Nợ dài hạn 8.527.047 7.963.569 8.399.161 1. Phải trả dài hạn nội bộ 8.307.335 7.565.391 7.559.245 2. Vay và nợ dài hạn 0 0 0 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 219.711 398.178 839.916 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 0 0 0 TỔNG NGUỒN VỐN 77.484.668 79.635.691 83.991.612
(Nguồn: Phòng Kế toán khu nghỉ mát Evason Ana Mandara)
Thông thường, nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn cơ bản là nguồn tài trợ từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn tài trợ bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu). Nhưng ở đây, do khách sạn Anna Manadara là đơn vị trực thuộc của công ty Hải Dương, tiếp nhận nguồn vốn từ cấp trên để hoạt động kinh doanh nên bảng cân đối kế toán của khách sạn thể hiện chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bằng 0, tổng nguồn vốn được hình thành từ nợ phải trả.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.3: Bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (ĐVT: 1.000VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 132.942.060 132.759.163 139.397.121 Tổng lợi nhuận 30.066.512 32.004.942 33.327.099 VCĐ bình quân 24.189.383 27.851.330 25.499.440 Hiệu quả sử dụng VCĐ 5,50 4,77 5,47
Lợi nhuận trên VCĐ 1,24 1,15 1,31
Có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2011 thấp hơn 2010. Cụ thể là vào năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh thì thu được 5,5 đồng doanh thu. Sang năm 2011, cũng với 1 đồng vốn cố định nhưng công ty lại thu được 4,77 đồng doanh thu. Điều này cho thấy trong năm 2011 công ty đã sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả bằng trong năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 thì có xu hướng tăng lại, thu về được 5,47 đồng doanh thu trên 1 đồng vốn cố định. Về lợi nhuận trên vốn cố định, năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định thì thu được 1,24 đồng lợi nhuận; trong khi đó năm 2011 thu về 1,15 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012, do tình
hình sử dụng vốn cố định đã có cải thiện nên với 1 đồng vốn cố định tạo ra được 1,31 đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.4: Bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (ĐVT: 1.000VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 132.942.060 132.759.163 139.397.121 Tổng lợi nhuận 30.066.512 32.004.942 33.327.099 VLĐ bình quân 50.067.195 48.707.769 52.117.313 Hiệu quả sử dụng VLĐ 2,66 2,73 2,67
Lợi nhuận trên VLĐ 0,60 0,66 0,64
Thời gian luân chuyển VLĐ (ngày) 1,36 1,32 1,35
Năm 2010 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 2,66 đồng doanh thu, năm 2011 cũng với 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 2,73 đồng doanh thu, tăng 0,07. Năm 2012 thì hiệu quả sử dụng vốn giảm hơn so với năm 2011, đạt 2,67. Tức là cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì thu được 2,67 đồng doanh thu.
Lợi nhuận trên vốn lưu động năm 2011 cao nhất, đạt 0,66. Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa cách năm là không lớn. Năm 2010, cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 0,6 đồng lợi nhuận. Năm 2012 thì lợi nhuận chiếm 64% vốn lưu động.
Từ bảng 2.4 ta cũng thấy được vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp rất ổn định (xấp xỉ hơn 2 vòng cho mỗi năm). Thời gian luân chuyển vốn lưu động trong năm 2011 là nhanh nhất (132 ngày), thấp hơn 4 ngày so với năm 2010 và 3 ngày so với năm 2012. Nhìn chung, do năm 2010 gặp một số khó khăn nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không được như mong đợi. Trong 2 năm tiếp theo, doanh nghiệp đã có những nỗ lực để cải thiện và vẫn đang trên đà ổn định.
2.2.2.2 Các tỷ số khả năng sinh lời
Bảng 2.5: Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Tỷ số lãi gộp trên doanh thu 0,64 0,66 0,65
Tỷ số lãi ròng (ROS) 0,21 0,24 0,23
- Tỷ số lãi gộp trên doanh thu
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2010, lãi gộp chiếm 64% doanh thu. Sang năm 2011, con số này tăng lên 2% nhưng sau đó lại giảm nhẹ xuống 65% vào năm 2012. Như vậy có thể thấy lãi gộp chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh thu và có xu hướng ổn định.
- Tỷ số lãi ròng (ROS)
Trong năm 2010, cứ 1 đồng doanh thu thì công ty có 0,21 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi năm 2011, cứ 1 đồng doanh thu thì công ty có 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế. Và trong năm 2012, cứ 1 đồng doanh thu thì công ty có 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi doanh thu của năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn có xu hướng tăng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là tốt.
- Tỷ số doanh lợi/ tổng tài sản (ROA)
Trong năm 2010, bình quân 1 đồng tài sản đem lại cho công ty 0.37 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2011, bình quân 1 đồng tài sản đem lại cho công ty 0.40 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2012, bình quân 1 đồng tài sản đem lại cho công ty 0.39 đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy, trong năm 2011, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư thì lợi nhuận sau thuế tăng 0,03 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2012, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư thì lợi nhuận sau thuế giảm 0,01 đồng so với năm 2011. Điều này phần nào cho thấy công ty trong năm 2012 đã sử dụng đồng vốn chưa hiệu quả bằng năm 2011, tuy nhiên đây là chênh lệch nhỏ.
2.2.3 Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Mandara
Qua phân tích có thể thấy mặc dù phải đối mặt với những khó khăn như suy thoái kinh tế, lạm phát, cạnh tranh gay gắt nhưng khu nghỉ mát vẫn hoạt động ổn định, lợi nhuận tăng đều qua hằng năm. Trong 3 năm từ 2010 đến 2012 thì năm 2011 có mức doanh thu thấp nhất nhưng do có các biện pháp tiết kiệm chi phí nên vẫn giữ lợi nhuận tốt. Năm 2012, hoạt động kinh doanh phát triển hơn nên khu nghỉ mát đã cân bằng lại đầu tư cho quản lý doanh nghiệp và các hoạt động khác.
Về hiệu quả sử dụng vốn: 1 đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu vào trung bình 5,25 đồng doanh thu và 1,23 đồng lời nhuận; 1 đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu vào trung bình 2,69 đồng doanh thu và 0,63 đồng lợi nhuận. Thời gian luân chuyển vốn lưu động
trung bình là xấp xỉ 2 vòng trong một năm. Như vậy việc sử dụng vốn của khu nghỉ mát tương đối tốt, thời gian luân chuyển khá nhanh.
Về nhóm tỷ số khả năng sinh lời: Lãi gộp chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu cho thấy chi phí giá vốn hàng bán thấp; cứ 1 đồng doanh thu thì khu nghỉ mát có trung bình 0,226 đồng lợi nhuận sau thuế và 1 đồng tài sản đem lại cho khu nghỉ mát 0,386 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy khu nghỉ mát mặc dù kinh doanh có lãi, lợi nhuận có xu hướng tăng qua từng năm nhưng không lớn. Đây là điều cần lưu ý trong thời gian kinh doanh tới.
2.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Khu nghỉ mát Evason AnaMandara
2.3.1 Cơ cấu nhân sự
Tính tới tháng 11/2012, toàn bộ Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara có 274 nhân viên chính thức, trong đó có 4 nhân viên người nước ngoài (Quốc tịch: Ấn Độ, Nga, Đức và Hà Lan). Cơ cấu nhân sự được cụ thể theo các tiêu chí sau:
- Xét theo từng bộ phận:
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động tại từng bộ phận
STT Tên bộ phận Số lượng
1 Tiền sảnh (F.O) 32
2 Buồng – Vườn (HK – Lands) 42
3 Bếp (Kitchen) 43 4 Bảo trì (Maintenance) 15 5 Bảo vệ (Security) 29 6 Thẩm mỹ (Spa) 21 7 Nhà hàng (F&B) 41 8 Thể thao (Life) 10
9 Nhân sự (Human resources) 9
10 Kinh doanh (Sales – Marketing) 14
11 Kế toán (Accoutant) 18
Tổng 274
(Nguồn: Phòng Nhân sự khu nghỉ mát Ana Mandara)
- Xét theo vai trò lao động: Các cấp bậc nhân viên ở Khu nghỉ mát bao gồm: quản lý; tổ trưởng; trợ lý; giám sát; nhân viên bậc cao và nhân viên. Tổng quản lý là người
giám sát tất cả các trưởng bộ phận. Giám đốc công ty là người có quyền hạn cao nhất trong việc đưa ra các quyết định sau khi có yêu cầu từ Tổng quản lý.
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo vai trò
Cấp bậc Số lượng lao động Tỷ lệ (%)
Quản lý 12 4.4
Tổ trưởng và trợ lý 31 11,2
Giám sát 45 16,4
Nhân viên bậc cao 60 22
Nhân viên 126 46
Tổng 274 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự khu nghỉ mát Ana Mandara)
- Xét theo trình độ
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ Số lượng nhân viên Tỷ lệ(%)
Đại học 100 36,5 Cao đẳng 30 11 Trung cấp 35 12,8 12/12 80 29,2 9/12 29 10,5 Tổng 274 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự khu nghỉ mát Ana Mandara)
- Xét theo giới tính: Khu nghỉ mát có 126 nhân viên nữ, chiếm gần 46% tổng số nhân viên. Số lượng nhân viên nam là 148 nhân viên, chiếm khoảng 54%.
- Xét theo hình thức tuyển dụng: Khu nghỉ mát có 274 nhân viên ký hợp đồng chính thức. Vào những tháng du lịch cao điểm, tùy theo nhu cầu tại từng bộ phận, Khu nghỉ mát có tuyển thêm lao động công nhật. Hiện tại, số lượng lao động công nhật của toàn Khu nghỉ mát là 10 người
Đánh giá: Do đặc thù ngành dịch vụ du lịch nên số lượng lao động trong các bộ phận tiền sảnh, bếp chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của khu nghỉ mát. Xét về trình độ, đội ngũ nhân viên có trình độ Đại học có tỉ lệ cao, tuy nhiên số lượng nhân viên có
trình độ 12/12 cũng không nhỏ. Chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ là không lớn, khoảng 8%. Khu nghỉ mát ít sử dụng lao động công nhật.
2.3.2 Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.3.2.1 Đào tạo
Trưởng bộ phận hoặc giám sát sẽ tổ chức đào tạo chuyên môn cho nhân viên lúc làm việc. Đối với nhân viên mới, thông thường sẽ có một giám sát chuyên quản lý việc đào tạo. Mỗi nhân viên mới có 3 tuần để học việc. Giám sát sẽ giải thích cho nhân viên về công việc, làm mẫu qui trình thực hiện công việc, cho biết kết quả yêu cầu đạt được. Sau đó, giám sát sẽ để nhân viên mới tự mình thực hiện công việc. Họ quan sát quá trình thao tác và kết quả công việc, cho đánh giá, sửa chữa và hoàn thiện kĩ năng cho nhân viên. Kết quả đánh giá cuối cùng của giám sát sẽ quyết định nhân viên đó có tiếp tục được ký hợp đồng hay không.
Đối với nhân viên chính thức, thông thường ở các bộ phận đều phân thành các nhóm làm việc bao gồm 2 đến 3 người trong đó có một nhân viên làm việc lâu năm và người còn lại thường ít kinh nghiệm hơn. Người có kinh nghiệm nhiều hơn thường đảm nhận các công việc phức tạp, đòi hỏi tính tỉ mỉ cao, người còn lại thì phụ trách công việc đơn giản hơn. Trong quá trình làm việc nhân viên lâu năm sẽ kiêm luôn trách nhiệm giám sát (nếu người làm cùng là nhân viên mới), chỉ bảo và sửa chữa cho người còn lại. Nhóm thường không cố định với mục tiêu là để các nhân viên đều tiếp xúc với nhau trong quá trình làm việc, tăng tính thấu hiểu và đoàn kết trong tổ chức. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên thường có một điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việc luân phiên nhóm làm việc sẽ giúp nhân viên học tập và phát huy được ưu điểm của bản thân.
Nhân viên khi được nhận vào thử việc ở Khu nghỉ mát sẽ được tham dự 3 ngày học giới thiệu về khu nghỉ mát (Resort Orientation). Bên cạnh đó, mỗi nhân viên đều được phát một quyển sổ tay nhân viên (Host Handbook) và được hướng dẫn kĩ càng. Quyển sổ tay cho nhân viên biết những quy định chung về tuyển dụng, hợp đồng lao động, lương, đồng phục, diện mạo, hành xử; đồng thời giúp nhân viên nắm rõ về quyền, nghĩa vụ của mình và các hình thức xử lý vi phạm. Ngoài ra, Phòng Nhân sự còn tổ chức định kì các buổi học chung cho toàn thể nhân viên; ví dụ như về các quy trình xử lý phàn nàn của khách, kĩ năng làm việc nhóm, các nguyên tắc để xây dựng được chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Khu nghỉ mát còn kết hợp với các đơn vị, tổ chức bên ngoài để tiến hành huấn luyện cho nhân viên các kĩ năng như phòng cháy chữa cháy, sơ cấp
cứu, phòng chống bão lụt hoặc khủng bố. Giám sát từng bộ phận có trách nhiệm sắp xếp lịch cho nhân viên lần lượt đi học. Kết thúc mỗi lớp học đều có bài kiểm tra.
Để đảm bảo uy tín và chất lượng cao, khu nghỉ rất quan tâm chú trọng đến việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên. Bất kì nhân viên mới nào cũng bắt buộc phải kiểm tra tiếng Anh. Nếu không đạt chuẩn, nhân viên đó buộc phải tham gia khóa học tiếng Anh do khu nghỉ tổ chức. Một phần kết quả đánh giá thời gian thử việc sẽ dựa trên kết quả chuyên cần tham gia lớp học và kết quả kiểm tra. Nếu nhân viên thử việc không đảm bảo sẽ không được nhận làm nhân viên chính thức. Đối với những nhân viên chính thức, việc học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC là bắt buộc. Kết quả chuyên cần và kết quả thi cuối tháng là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại, đề bạt nhân viên. Bên cạnh tổ chức các lớp học tiếng Anh miễn phí có giáo viên nước ngoài giảng dạy với những cấp độ phù hợp, khu nghỉ mát cũng cho phép nhân viên đi học ở những lớp bên ngoài với điều kiện có xác nhận đầy đủ về chất lượng dạy học và bằng chứng nhận. Các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ được tổ chức thường xuyên, hiện tại chủ yếu là dành cho bộ phận Nhà hàng. Ngoài ra, khu nghỉ mát cũng gửi nhân viên ra nước ngoài để đào tạo thêm tại các khách sạn ở Châu Á trong cùng hệ thống của Tập đoàn quản lý. Tuy nhiên, do yêu cầu cao về trình độ, khả năng của nhân viên; đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và những kỹ năng mềm nên số lượng nhân viên được cử đi không nhiều, chủ yếu tập