Tình hình hoạt động kinh doanh của Khu nghỉ mát Evason AnaMandara từ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại khu nghỉ mát Evason Ana Mandara (Trang 33)

từ năm 2010 đến 2012

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

(ĐVT: 1.000VNĐ)

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 132.942.060 132.759.163 139.397.121

2. Các khoản giảm trừ 292.895 307.540 325.992

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 132.649.165 132.451.623 139.071.129

4. Giá vốn hàng bán 46.847.027 45.047.015 48.326.175

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 85.802.138 87.404.608 90.744.954

6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.979.830 1.078.822 1.298.461

7. Chi phí tài chính 1.870.248 1.001.076 1.201.387

Chi phí lãi vay 663.008 696.158 717.043

8. Chi phí bán hàng 9.707.565 9.192.943 9.376.802

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 36.369.760 36.088.244 37.531.774

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 39.834.394 42.201.167 43.933.452

11. Doanh thu khác 331.037 547.589 580.444

12. Chi phí khác 76.749 75.500 77.765

13. Lợi nhuận khác 254.288 472.089 502.679

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 40.088.682 42.673.256 44.436.132

15. Lợi nhuận sau thuế 30.066.512 32.004.942 33.327.099

(Nguồn: Phòng Kế toán khu nghỉ mát Evason Ana Mandara)

Nhận xét:

Doanh thu trong năm 2011 giảm nhẹ 182.879 nghìn đồng tương đương giảm 0,14% so với năm 2010, nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới vẫn còn đang biến động mạnh, ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không lớn cho thấy khu nghỉ mát đã có những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh. Năm 2012 đạt được 139.397.121 nghìn đồng, tăng 6.637.958 nghìn đồng tương đương với tăng 5% so với năm 2011. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã có tín hiệu khởi sắc trở lại.

Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2011 xấp xỉ 5% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng nhẹ lên 6% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khu nghỉ mát xúc tiến các hoạt động tìm kiếm khách hàng và quảng bá tại các thị trường mới, mở rộng đối tượng khách hàng.

Giá vốn hàng bán 2011 giảm 1.800.012 nghìn đồng (3,84%) so với 2010 do khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm. Trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 3.279.160 nghìn đồng (7,28%) cho thấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhẹ.

Chi phí tài chính năm 2011 giảm 869.172 nghìn đồng, khoảng 46,47% so với năm 2010 nhưng năm 2012 lại tăng 200.311 nghìn đồng, tương đương 20,01% so với 2011. Điều này cho thấy sự biến động về chi phí tài chính của khu nghỉ mát.

Chi phí bán hàng năm 2011 giảm 514.622 nghìn đồng , xấp xỉ 5,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 183.859 nghìn tương đương tăng 2% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khu nghỉ mát quan tâm đầu tư nhiều hơn cho hoạt động bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 giảm 281.516 nghìn đồng (0,77%) so với năm 2010 do khu nghỉ mát cắt giảm đầu tư cho công tác đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài. Năm 2012 lại tăng 1.443.530 nghìn đồng tương đương tăng 4%. Điều này cho thấy khu nghỉ có xu hướng khôi phục và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế: Mặc dù doanh thu của năm 2011 thấp hơn năm 2010 nhưng lợi nhuận trước và sau thuế của năm 2011 lại cao hơn, lần lượt là 2.584. 547 và 1.938.431 nghìn đồng (6,45%). Điều đó cho thấy khu nghỉ bên cạnh việc nỗ lực duy trì hoạt động còn tiết kiệm hiệu quả được chi phí, làm tăng được lợi nhuận. Lợi nhuận trước và sau thuế năm 2012 tăng nhẹ lần lượt là 1.762.875 nghìn đồng và 1.322.157 nghìn đồng (4,13%) so với năm 2011 Như vậy có thể thấy, dù phải đối mặt

với nhiều thách thức về môi trường kinh tế, xã hội nhưng khu nghỉ mát vẫn hoạt động tốt và lợi nhuận vẫn tăng dần qua từng năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại khu nghỉ mát Evason Ana Mandara (Trang 33)