Dựa vào các báo cáo tài chính ở trên, ta có thể tính toán được các chỉ số tài chính, qua đó hiểu được rõ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định về tài chính trong tương lai. Dưới đây là bảng tính toán một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty TNHH Quang Phượng từ năm 2011-2013:
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: %
Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 13-12 12-11
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 1,39
1,54 1,89 (0,15) (0,44)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 2,20
2,07 2,97 0,13 (0,9)
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 20,60 18,63 21,27
1,97 (2,64)
Với bảng chỉ tiêu trên, ta có một số nhận xét như sau: - Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết:
Năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1,54 đồng lợi nhuận ròng cho công ty, giảm 0,44 đồng so với năm 2011. Mức thay đổi này khá lớn, trong năm 2012 doanh thu thuần tăng nhanh (32,49%), trong khi chi phí khác (như chi phí thanh lý tài 54
một lượng rất lớn (237.597.464 đồng, tương đương 18.465,47%) làm giảm tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nên chỉ số tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm.
Năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu thuần mà công ty đạt được đem lại 1,39 đồng lợi nhuận ròng, giảm 0,15 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do Lợi nhuận ròng có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của Doanh thu thuần (lợi nhuận ròng năm 2013 tăng 5,53%, trong khi doanh thu thuần tăng 16,47% so với năm 2012). Các chi phí mà công ty phải bỏ ra năm sau lớn hơn làm lợi nhuận ròng giảm, bao gồm các chi phí như giá vốn hàng bán (tăng 19,11%), chi phí tài chính (tăng 15,23%), chi phí quản lý kinh doanh (tăng 15,32%).Việc tăng doanh thu không cân đối với tăng chi phí dẫn đến tỷ suất này giảm. Công ty nên có các chính sách quản lý chi phí để kinh doanh có hiệu quả.
- Dựa vào chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có thể thấy
Năm 2012 cứ 100 đồng vốn đầu tư cho tài sản thì thu được 2,07 đồng lợi nhuận ròng, giảm 0,9 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của việc chỉ số giảm khá nhiều năm 2012 là do Tổng tài sản tăng nhanh trong khi doanh thu tăng chậm hơn (Tổng tài sản tăng 54,96%, lợi nhuận ròng chỉ tăng 8,03%). Năm 2012 công ty đầu tư nhiều cho tài sản cụ thể là công ty nâng cấp lò chế biến thạch cao trị giá 2.400.000.000 đồng nhưng chưa đem lại lợi nhuận như mong muốn. Tài sản mới được đưa vào sử dụng nên chưa đem lại hiệu quả cao, cần có thời gian để đưa máy vào sử dụng và vận hành. Năm 2013 cứ 100 đồng vốn đầu tư cho tài sản thì thu được 2,20 đồng lợi nhuận ròng, cao hơn 0,13 đồng so với năm 2012. Năm 2013 tài sản đã được đưa vào sử dụng một thời gian và bắt đầu đem lại lợi nhuận nên chỉ số này lại tăng nhưng chưa nhiều. Công ty cần có kế hoạch sử dụng tài sản hiệu quả và triệt để để tránh lãng phí về nguồn vốn và để đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Năm 2012 cứ 100 đồng VCSH tạo ra 18,63 đồng lợi nhuận ròng, giảm 2,64 đồng so với năm 2011. Như đã nói ở trên, lợi nhuận ròng chỉ tăng 8,03% so với năm 2011, trong khi đó ta thấy VCSH tăng 23,32% (218.797.555 đồng), đây là nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Chỉ số này giảm cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty được sử dụng chưa hiệu quả, mặc dù tăng vốn chủ sở hữu nhưng lợi nhuận ròng không có sự gia tăng tương xứng.
Năm 2013 cứ 100 đồng VCSH tạo ra 20,60 đồng doanh thu thuần, tăng 1,97 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là năm 2013 VCSH giảm trong khi lợi nhuận ròng tăng (VCSH giảm 4,54% và lợi nhuận ròng tăng 5,53%) so với năm 2012. VCSH giảm là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm so với năm 2012.
55
2.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nhằm đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng trả nợ (khả năng thanh toán), cụ thể qua các chỉ tiêu sau đây:
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013
Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 13-12 12-11
Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,02
1,00 1,51 0,02 (0,51)
Khả năng thanh toán nhanh 0,62
0,68 1,07 (0,06) (0,39)
Khả năng thanh toán tức thời 0,11
0,10 0,11 0,01 (0,01)
Khả năng thanh toán của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại tăng, điều này thể hiện ở cả 3 chỉ tiêu Khả năng thanh toán ngắn hạn, Khả năng thanh toán nhanh và Khả năng thanh toán tức thời.
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2012 là 1,00 lần, giảm
0,51 lần so với năm 2011, do tổng tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng (18,74%) chậm hơn tổng nợ ngắn hạn (80,19%). Trong năm 2012 công ty cần dùng tiền để đầu tư cho lò chế biến thạch cao và hàng tồn kho nên huy động từ nguồn nợ ngắn hạn khá nhiều. Nợ ngắn hạn của công ty tăng 2.944.134.169 đồng so với năm 2011.
Năm 2013, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,02 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,02 đồng so với năm 2012. Năm 2013 công ty tăng tài sản ngắn hạn (chủ yếu là tăng hàng tồn kho) trong khi nợ ngắn hạn hầu như không đổi nên chỉ số này tăng. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn này phải lớn hơn 1 để đảm bảo cho việc
bảo tuy nhiên cần tăng hệ số này để tránh bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Khả năng thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng
bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ đi hàng tồn kho. Hệ số này năm 2012 là 0,68 lần, giảm 0,39 lần so với năm 2011. Do năm 2012 hàng tồn kho tăng (29,98%) so với năm 2011, nhanh hơn tài sản ngắn hạn nên sau khi trừ đi hàng tồn kho thì tử số giảm. Tổng nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh nên mẫu số có tốc độ tăng nhanh hơn tử số 56
làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm từ 1,07 lần xuống còn 0,68 lần.
Năm 2013, mỗi đồng nợ ngắn hạn có 0,62 đồng tài sản ngắn hạn (chưa tính yếu tố hàng tồn kho) có thể sử dụng ngay để thanh toán. Chỉ số này giảm 0,06 lần so với năm 2012. Do công ty dự định ngành xây dựng sẽ khởi sắc trong năm tới nên tăng dự trữ hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nên thay đổi mức dự trữ hàng tồn kho sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh.
Trong giai đoạn 2011-2013, chỉ số khả năng thanh toán của công ty giảm và hiện tại tỷ số này nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn trung bình ngành (0,95 - theo www.stockbiz.vn) cho thấy công ty gặp rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nên công ty cần nâng cao công tác quản lý hàng tồn kho, dự trù số lượng hàng cần thiết, tìm đầu ra cho sản phẩm, tránh ứ đọng vốn.
Khả năng thanh toán tức thời cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Trong cả 3 năm hệ số này không có nhiều thay đổi và đang ở mức thấp. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2011 là 0,11 lần, năm 2012 là 0,10 lần và năm 2013 là 0,11 lần. 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ đang được đảm bảo bằng 0,1 đồng tiền mặt. Tổng nợ
ngắn hạn cao trong khi tiền và các khoản tương đương tiền vẫn còn ở mức thấp, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty.
2.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty TNHH Quang Phƣợng
Đơn vị tính: Lần Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2012- 2013 2012 2011 2013-2012 2011
1,58 1,35 1,58 0,23 (0,23)
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cho biết 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm 0,23 lần so với năm 2011, từ 1,58 xuống 1,35 lần. Nguyên nhân là do Tổng tài sản có tốc độ tăng (54,96%) nhanh hơn mức tăng của Doanh thu thuần (32,49%). Năm 2011 công ty mới mở rộng đầu tư vào lò chế biến thạch cao nên cần thời gian để vận hành dây chuyền có hiệu quả.
Năm 2013 hiệu suất sử dụng tài sản là 1,58 lần tức là 1 đồng đầu tư cho tài sản sẽ tạo ra 1,58 đồng doanh thu thuần, tăng 0,23 đồng so với năm 2012 do tài sản cố 57
định được vận hành và bắt đầu hoạt động theo công suất lớn hơn nên tạo ra nhiều sản phẩm và đem lại doanh thu lớn hơn cho công ty.
2.3.4.4. Nhóm chỉ tiêu quản lý nợ
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu quản lý nợ của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Lần
Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 DER 8,38 8,00 6,16 0,38 1,84
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) 0,89 0,89 0,86 0,00 0,03
Chỉ số DER (hay D/E) cho biết tỷ lệ giữa vốn huy động bằng cách đi vay và vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của doanh nghiệp. Qua
bảng chỉ tiêu trên, ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty khá lớn, và có xu hướng tăng. Cụ thể chỉ số này năm 2012 là 8,00 lần, tăng 1,84 lần so với năm 2011, năm 2013 là 8,38 lần, tăng 0,38 lần so với năm 2012. Việc chỉ số DER đang ở khá cao và tiếp tục tăng cho thấy công ty đang sử dụng vốn vay quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro trong việc trả nợ, cũng như rủi ro biến động lãi suất.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu đồng nợ được huy động để đầu tư cho tài sản. Chỉ số này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số D/A của công ty năm 2012 là 0,89 lần, tăng 0,03 lần so với năm 2011. Năm 2013 chỉ số D/A của công ty vẫn là 0,89 không thay đổi so với năm 2012. Chỉ số D/A của công ty TNHH Quang Phượng cao cho thấy sự tự chủ về tài chính kém, tài sản của công ty được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn vay.
Cả 2 chỉ số DER và D/A cao đều cho thấy công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Việc sử dụng vốn vay có một số ưu điểm như sau:
- Tài trợ hoạt động công ty thông qua huy động vốn vay cho phép giám đốc nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty, tự đưa ra tất cả quyết định mà không phải báo cáo cho các nhà đầu tư. Và chủ công ty sẽ sở hữu toàn bộ lợi nhuận của công ty.
- Lãi suất phải trả trên khoản vay được xem là chi phí hợp lệ và được khấu trừ
thuế. Khoản khấu trừ này là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp và giúp giảm số tiền doanh nghiệp đóng thuế hàng năm. Năm 2013 chi phí lãi vay là 384.275.820 đồng, được giảm thuế, giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc phụ thuộc nhiều vào vốn vay cũng có một số nhược điểm: 58
- Đối với một doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phải chi trả cho những khoản vay lớn, đúng vào lúc đang cần tiền để thanh toán các khoản chi phí ban đầu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Chủ công ty sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm về các khoản nợ. Bởi phần lớn các tổ chức tài chính yêu cầu phải thế chấp tài sản công ty hoặc tài sản riêng của chủ sở hữu cho các khoản vay. Nếu công ty không có khả năng thanh toán khoản vay coi như chủ công ty mất toàn bộ tài sản riêng đã thế chấp.
Vì vậy, việc cân nhắc vay bao nhiêu là hợp lý cũng là vấn đề cần được công ty xem xét, tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh để quyết định huy động vốn từ đâu.
Các khoản phải trả
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013 Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2013- 2013 2012 2011 2012-2011
2012 Hệ số trả nợ (vòng) 5,97 4,69 5,80 1,28 (1,11)
Thời gian trả nợ trung bình 60,29 76,80
62,12 (16,51) 14,68 (ngày)
Hệ số trả nợ của công ty cho biết, năm 2012 vòng quay các khoản phải trả là 4,69 vòng, thấp hơn năm 2011 là 1,11 vòng. Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 38,90%, chi phí chung, bán hàng, quản lý tăng 28,27% so với năm 2011; phải trả người bán tăng 76,33%, lương phải trả tăng 23,68%, các khoản phải nộp Nhà nước giảm 4,83% so với năm 2011. Nhìn chung hệ số trả nợ giảm chủ yếu là do khoản phải trả người bán của công ty trong năm 2012 tăng mạnh (1.108.378.524 đồng) so với năm 2011.
Hệ số trả nợ có sự thay đổi khác nhau giữa các năm nhưng từ năm 2012-2013 lại tăng. Năm 2013 hệ số trả nợ là 5,97 vòng, tăng 1,28 vòng so với năm 2012. Năm 2013, giá vốn hàng bán tăng 19,11%, chi phí chung, bán hàng, quản lý tăng 15,32%; phải trả người bán giảm 8,13%, lương phải trả tăng 6,92%, các khoản phải nộp nhà nước giảm 7,97% so với năm 2012. Từ đó có thể thấy hệ số trả nợ của công ty năm 2013 tăng là do các khoản mục ở trên tử số (giá vốn hàng bán, chi phí chung, bán hàng, quản lý, phải trả người bán) đều tăng, trong khi các khoản mục ở mẫu số giảm, có khoản mục tăng (lương phải trả) nhưng không đáng kể.
Thời gian trả nợ trung bình của công ty năm 2012 là 76,80 ngày, tăng 14,68 ngày so với năm 2011. Năm 2013 thời gian trả nợ trung bình của công ty là 60,29 ngày, giảm 16,51 ngày so với năm 2012. Việc trả các khoản nợ sớm làm tăng uy tín của công ty đối với người bán.
59
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013
Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu
2013 2012 2011 13-12 12-11 Tốc độ luân chuyển VLĐ (L - vòng) 2,45 2,31 2,01 0,14 0,30
Kỳ luân chuyển VLĐ (K - ngày) 146,86 155,82 179,41
(8,95) (23,60)
Tốc độ luân chuyển VLĐ tăng dần trong giai đoạn 3 năm từ 2011-2013. VLĐ của công ty trong năm 2011 luân chuyển được 2,01 vòng, năm 2012 tăng 0,30 vòng so với năm 2011. Năm 2013 là 2,45 vòng, tăng 0,14 vòng so với năm 2012. Điều này cho thấy doanh thu thuần được tạo ra từ 1 đồng VLĐ tăng dần trong 3 năm, nguyên nhân