Nhóm chỉ tiêu quản lý nợ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 83)

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu quản lý nợ của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Lần

Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 DER 8,38 8,00 6,16 0,38 1,84

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) 0,89 0,89 0,86 0,00 0,03

Chỉ số DER (hay D/E) cho biết tỷ lệ giữa vốn huy động bằng cách đi vay và vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của doanh nghiệp. Qua

bảng chỉ tiêu trên, ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty khá lớn, và có xu hướng tăng. Cụ thể chỉ số này năm 2012 là 8,00 lần, tăng 1,84 lần so với năm 2011, năm 2013 là 8,38 lần, tăng 0,38 lần so với năm 2012. Việc chỉ số DER đang ở khá cao và tiếp tục tăng cho thấy công ty đang sử dụng vốn vay quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro trong việc trả nợ, cũng như rủi ro biến động lãi suất.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu đồng nợ được huy động để đầu tư cho tài sản. Chỉ số này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số D/A của công ty năm 2012 là 0,89 lần, tăng 0,03 lần so với năm 2011. Năm 2013 chỉ số D/A của công ty vẫn là 0,89 không thay đổi so với năm 2012. Chỉ số D/A của công ty TNHH Quang Phượng cao cho thấy sự tự chủ về tài chính kém, tài sản của công ty được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn vay.

Cả 2 chỉ số DER và D/A cao đều cho thấy công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Việc sử dụng vốn vay có một số ưu điểm như sau:

- Tài trợ hoạt động công ty thông qua huy động vốn vay cho phép giám đốc nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty, tự đưa ra tất cả quyết định mà không phải báo cáo cho các nhà đầu tư. Và chủ công ty sẽ sở hữu toàn bộ lợi nhuận của công ty.

- Lãi suất phải trả trên khoản vay được xem là chi phí hợp lệ và được khấu trừ

thuế. Khoản khấu trừ này là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp và giúp giảm số tiền doanh nghiệp đóng thuế hàng năm. Năm 2013 chi phí lãi vay là 384.275.820 đồng, được giảm thuế, giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc phụ thuộc nhiều vào vốn vay cũng có một số nhược điểm: 58

- Đối với một doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phải chi trả cho những khoản vay lớn, đúng vào lúc đang cần tiền để thanh toán các khoản chi phí ban đầu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Chủ công ty sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm về các khoản nợ. Bởi phần lớn các tổ chức tài chính yêu cầu phải thế chấp tài sản công ty hoặc tài sản riêng của chủ sở hữu cho các khoản vay. Nếu công ty không có khả năng thanh toán khoản vay coi như chủ công ty mất toàn bộ tài sản riêng đã thế chấp.

Vì vậy, việc cân nhắc vay bao nhiêu là hợp lý cũng là vấn đề cần được công ty xem xét, tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh để quyết định huy động vốn từ đâu.

Các khoản phải trả

Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013 Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2013- 2013 2012 2011 2012-2011

2012 Hệ số trả nợ (vòng) 5,97 4,69 5,80 1,28 (1,11)

Thời gian trả nợ trung bình 60,29 76,80

62,12 (16,51) 14,68 (ngày)

Hệ số trả nợ của công ty cho biết, năm 2012 vòng quay các khoản phải trả là 4,69 vòng, thấp hơn năm 2011 là 1,11 vòng. Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 38,90%, chi phí chung, bán hàng, quản lý tăng 28,27% so với năm 2011; phải trả người bán tăng 76,33%, lương phải trả tăng 23,68%, các khoản phải nộp Nhà nước giảm 4,83% so với năm 2011. Nhìn chung hệ số trả nợ giảm chủ yếu là do khoản phải trả người bán của công ty trong năm 2012 tăng mạnh (1.108.378.524 đồng) so với năm 2011.

Hệ số trả nợ có sự thay đổi khác nhau giữa các năm nhưng từ năm 2012-2013 lại tăng. Năm 2013 hệ số trả nợ là 5,97 vòng, tăng 1,28 vòng so với năm 2012. Năm 2013, giá vốn hàng bán tăng 19,11%, chi phí chung, bán hàng, quản lý tăng 15,32%; phải trả người bán giảm 8,13%, lương phải trả tăng 6,92%, các khoản phải nộp nhà nước giảm 7,97% so với năm 2012. Từ đó có thể thấy hệ số trả nợ của công ty năm 2013 tăng là do các khoản mục ở trên tử số (giá vốn hàng bán, chi phí chung, bán hàng, quản lý, phải trả người bán) đều tăng, trong khi các khoản mục ở mẫu số giảm, có khoản mục tăng (lương phải trả) nhưng không đáng kể.

Thời gian trả nợ trung bình của công ty năm 2012 là 76,80 ngày, tăng 14,68 ngày so với năm 2011. Năm 2013 thời gian trả nợ trung bình của công ty là 60,29 ngày, giảm 16,51 ngày so với năm 2012. Việc trả các khoản nợ sớm làm tăng uy tín của công ty đối với người bán.

59

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 83)