Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 53)

Thông tin về tài sản của công ty TNHH Quang Phượng được thể hiện trong phụ lục 1. Từ phụ lục 1 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng trong năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013. Tổng tài sản năm 2011 là 6.718.872.702 đồng, năm 2012 tổng tài sản tăng 54,96% so với năm 2011, năm 2013 tổng tài sản giảm 0,5% so với 2012. Trong cơ cấu tài sản của công ty TNHH Quang Phượng thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tài sản dài hạn. Điều này phù hợp với ngành nghề của công ty, bởi đối với công ty sản xuất kinh doanh thì chủ yếu tài sản là hàng tồn kho và các khoản phải thu, đây đều là những tài sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn năm 2012 và 2013 tăng so với năm 2011. Trong đó 2 khoản

mục Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn năm 2011 là 5.552.067.759 đồng, năm 2012 tăng 1.040.581.132 đồng, tương đương 18,74% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tiền mặt, các khoản phải 37

thu và hàng tồn kho đều tăng so với năm 2011, trong đó khoản mục tăng nhiều nhất là hàng tồn kho (tăng 496.751.065 đồng). Đến năm 2013, tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, tài sản ngắn hạn chỉ tăng 147.101.676 đồng, tương đương 2,23% so với năm 2012. Tài sản dài hạn năm 2011 của công ty là 1.166.804.943 đồng. Năm 2012 tài sản dài hạn tăng mạnh với mức tăng là 2.652.350.592 đồng, tương đương 277,32%. Đến năm 2013 tài sản dài hạn giảm 199.280.524 đồng, tương đương 5,22%. Tài sản dài hạn tăng mạnh trong hai năm 2012 và 2013 là do khoản đầu tư tài chính dài hạn là

2.544.600.000 đồng.

đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu tài sản công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013 100% 17,37 90% 34,94 36,68 80% 70% 60% 50% Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn 82,63 40% 63,32 65,06 30% 20% 10% 0% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Từ biểu đồ trên ta thấy nhìn chung tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm nhưng vẫn

chiếm tỷ trọng hơn khá nhiều so với tỷ trọng tài sản dài hạn. Năm 2011 tài sản ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn nhiều tỷ trọng tài sản dài hạn, đến năm 2012 và 2013 thì sự chênh lệch giữa tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn giảm. Tài sản ngắn hạn năm 2011 là 5.552.067.759 đồng chiếm 82,63% tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2011 so với tổng tài sản là 17,37%. Năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản, mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khá lớn, tài sản ngắn hạn lớn gấp gần 4,8 lần tài sản dài hạn. Mặc dù công ty chủ yếu kinh doanh vật liệu nên tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn, nhưng nếu giữ tài sản ngắn hạn quá cao trong khi tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp có thể tiềm tàng những rủi ro cho công ty bởi những tài sản ngắn hạn như tiền, hàng tồn kho,… dễ chịu ảnh hưởng do 38

biến động của thị trường về lãi suất, mức giá, sản phẩm lỗi thời, vỡ hỏng do không được bảo quản tốt…

Năm 2012 có sự thay đổi trong cơ cấu tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng đã giảm so với năm 2011, chiếm 63,32% tổng tài sản. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này là do năm 2012 công ty đã đầu tư

2.544.600.000 đồng vào tài sản tài chính dài hạn (trong đó 68% là đầu tư vào trái phiếu, còn lại 32% là cổ phiếu) khiến cho tỷ trọng tài sản dài hạn tăng.

Năm 2013 tình hình tài sản của công ty không có nhiều biến động về cả quy mô và tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn chiếm 65,06% tổng tài sản, cao hơn không nhiều so với năm 2012.

Về nguồn vốn, dựa vào phụ lục 2 ta có thể thấy nguồn vốn của công ty được huy động chủ yếu từ nguồn nợ, cụ thể là nợ ngắn hạn. Năm 2011, nợ phải trả của công ty là 5.780.485.605 đồng, trong đó có 3.671.495.605 đồng là nợ ngắn hạn. Năm 2012, nợ phải trả là 9.245.619.774 đồng, tăng 3.474.134.169 đồng, tương đương 60,10% so với năm 2011, trong đó nợ ngắn hạn là 6.615.629.774 đồng, tăng 2.944.134.169 đồng, tương đương 80,19% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty mở rộng hoạt động cung cấp thêm dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công nội ngoại thất nên phải huy động vốn từ nguồn nợ, chủ yếu là từ nợ ngắn hạn và chiếm dụng vốn từ khách hàng. Năm 2013, nợ phải trả cũng như nợ ngắn hạn gần như không thay đổi so với năm 2012. Nợ phải trả năm 2013 là 9.254.958.586 đồng và nợ ngắn hạn là

6.615.968.586 đồng.

Nợ dài hạn của công ty ít biến động. Năm 2011 nợ dài hạn là 2.108.990.000 đồng trong đó chủ yếu là vay và nợ dài hạn với số tiền 2.100.000.000 đồng. Khoản vay dài hạn này có ưu điểm đem đến cho công ty nguồn vốn ổn định, tuy nhiên nhược điểm là lãi suất cao hơn vay ngắn hạn. Năm 2012, nợ dài hạn tăng 530.000.000 đồng, tương đương 25,13% so với năm 2011và giữ nguyên đến năm 2013. Khoản vay thêm này giúp công ty tăng nguồn vốn cho hoạt động của mình trong giai đoạn công ty đang mở rộng hoạt động.

Vốn chủ sở hữu của công ty thay đổi chủ yếu do sự tăng giảm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 là 1.157.184.652 đồng, tăng 218.797.555 đồng, tương đương 23,32% so với năm 2011. Do năm 2012 công ty nhận được hợp đồng cung cấp khung trần chìm, khung vách ngăn, tấm ốp thạch cao… cho công trình xây dựng tòa nhà Hacoma ở Từ Liêm nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung cho vốn chủ sở hữu.

Có thể thấy, tương ứng với sự thay đổi của tài sản, quy mô nguồn vốn năm 2012 có sự biến động lớn so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại thay đổi không đáng kể. 39

Để thấy rõ sự thay đổi trong nguồn vốn của công ty, ta xem xét tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn:

Bảng 2.1. Bảng tỷ trọng nguồn vốn công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Chênh lệch Chỉ tiêu

Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11 2013-2012

2012-2011

Nợ phải trả 89,34 88,89

86,03 0,45 2,86 Vốn chủ sở hữu 10,66 11,11 13,97 (0,45) (2,86)

Qua bảng tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy qua 3 năm cơ cấu giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu không thay đổi nhiều. Các khoản nợ phải trả chiếm hơn 85% nguồn vốn trong cả 3 năm. Mặc dù có sự thay đổi không đáng kể nhưng vẫn có thể nhận thấy tỷ trọng nợ phải trả đang có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2012 tỷ trọng Nợ phải trả tăng là do quy mô nguồn vốn tăng, trong đó nợ phải trả có tốc độ tăng (60,10%) nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (23,32%) so với năm 2011. Năm 2013 tỷ trọng nợ phải trả tăng do công ty giảm quy mô nguồn vốn so với năm 2012, trong đó giảm chủ yếu là giảm vốn chủ sở hữu (giảm 4,54% so với năm 2012). Điều này cho thấy công ty đang phụ thuộc khá nhiều vào vốn đi vay. Công ty cần có chính sách hợp lý để sử dụng vốn hiệu quả và cân nhắc khả năng trả nợ của công ty khi quyết định huy động vốn từ nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 53)