Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Quang Phượng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 56)

Để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

TNHH Quang Phượng, ta đi xem xét báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Phụ lục 3). Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm ta thấy công ty vẫn duy trì được mức tăng doanh thu và lợi nhuận hàng năm.

Về doanh thu:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm sau lớn hơn năm trước. Doanh thu của công ty năm 2012 là 14.032.817.740 đồng, tăng 3.417.726.599 đồng, tương đương 32,19% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu là 16.345.768.150 đồng, tăng

2.312.950.410 đồng, tương đương 16,48%. Đây là kết quả của việc nỗ lực mở rộng thị trường, từ năm 2012, công ty cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công nội ngoại thất ngoài việc chỉ tập trung sản xuất và bán sản phẩm.

Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2011 là 26.164.118 đồng, lớn nhất trong giai đoạn 2011-2013, nguyên nhân là do trong năm, công ty xuất một lô hàng tấm chịu lực, nhưng trong quá trình vận chuyển bị hư hại một phần nên khách hàng yêu cầu giảm giá. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty làm từ thạch cao, dễ vỡ nên trong quá trình 40

bảo quản có thể bị hư hỏng. Khắc phục tình trạng trên, năm 2012, khoản giảm trừ doanh thu của công ty đã giảm 87,83%. Năm 2013, khoản giảm trừ doanh thu tăng 2.139.992 đồng so với năm 2012, do doanh thu tăng, lượng hàng công ty sản xuất và vận chuyển cũng tăng lên nên phát sinh những khoản giảm trừ doanh thu do hàng bị lỗi, hỏng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2011 là 51.192.118 đồng, gồm các khoản lãi đầu tư trái phiếu, lãi do khách hàng thanh toán chậm, lãi tiền gửi ngân hàng. Năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 75,54% so với 2011, nguyên nhân là do công ty mới đầu tư vào các khoản tài sản tài chính nên chưa tạo ra doanh thu, khách hàng thanh toán sớm hơn nên khoản lãi do khách hàng thanh toán chậm giảm.

Về chi phí

Giá vốn hàng bán năm 2012 là 9.986.205.834 đồng, tăng 2.796.923.657 đồng,

tương đương 38,90% so với năm 2011. Năm 2013 giá vốn hàng bán là 11.894.372.663 đồng, tăng 1.908.166.829 đồng, tương đương 19,11%. Giá vốn tăng là do doanh thu của công ty tăng, đồng thời yếu tố lạm phát làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ công ty quản lý giá vốn hàng bán chưa tốt, chưa dự đoán và cân đối mức tăng giá vốn hàng bán và doanh thu.

Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 là 3.143.287.102 đồng, tăng 28,27% so với năm 2011, năm 2013 chi phí quản lý kinh doanh là 3.624.764.279 đồng, tăng 15,32% so với năm 2012. Chi phí quản lý kinh doanh tăng là do công ty mở rộng hoạt động nên cần thuê thêm nhân viên, một số chi phí khác cũng tăng theo như điện nước, văn phòng phẩm, tiếp khách hàng…

Chi phí tài chính gồm các chi phí như chi phí lãi vay, chiết khấu thanh toán cho khách hàng, lãi mua hàng trả chậm. Năm 2012 chi phí tài chính là 470.661.334 đồng, giảm 35,91% so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 không còn chi phí lãi vay vì công ty thanh toán hết các khoản vay từ đầu năm, các khoản vay dài hạn phát sinh cuối năm 2012 nên trong năm chưa có chi phí lãi vay. Năm 2013, công ty cần vốn nên tiếp tục vay tiền và bắt đầu phải trả lãi cho khoản vay năm 2012, do đó chi phí lãi vay tăng làm chi phí tài chính tăng.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận gộp từ năm 2011 đến 2013 tăng. Năm 2012 lợi nhuận gộp là

4.043.427.126 đồng, tăng 18,94% so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận gộp là 4.446.070.715 đồng, tăng 9,96% so với năm 2012. Trong cả hai năm 2012 và 2013, tốc độ tăng lợi nhuận gộp đều thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do mức giá tăng kìm hãm sự phát triển của lợi nhuận gộp.

Thu nhập khác năm 2012 là 84.394.486 đồng, tăng 82.859.420 đồng tương

đương mức tăng 5.397,78% so với năm 2011, đây là số tiền công ty thu được từ việc thanh lý các nguyên vật liệu hư hỏng và một số tài sản cố định đã cũ. Tuy nhiên chi phí khác năm 2012 tăng 237.597.464 đồng, lớn hơn nhiều thu nhập khác nên lợi nhuận khác bị âm. Năm 2013 do vẫn còn nguyên vật liệu, sản phẩm hư hỏng cần thanh lý nên vẫn tạo thu nhập khác cho công ty.

Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng hằng năm. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 199.607.996 đồng. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty là 215.634.364 đồng, tăng 16.026.368 đồng so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty là 227.559.424 đồng, tăng 11.925.060 đồng so với năm 2012.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu của công ty trong hai năm 2012 và 2013 so với năm 2011.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tăng trƣởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

% 180% 154,32% 160% 132,49% 140% 120% 100% 108,03% 114,00% 100% 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2010 2011 2012 2013 2014 Năm

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Phụ lục 4)

Từ biểu đồ trên và phụ lục 4, ta có thể thấy tuy doanh thu thuần hằng năm tăng nhưng chi phí cũng tăng đồng thời, gần như cùng tốc độ với tốc độ tăng doanh thu

thuần, thậm chí năm 2013 chi phí tăng (154,82%) nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (154,32%) theo phụ lục 4, điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng không nhiều.

Bên cạnh việc tăng doanh thu, quản lý chi phí cũng là việc quan trọng để đạt được lợi nhuận.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty tăng cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Song do chưa quản lý tốt chi phí, nhiều mục chi tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. Công ty cần có những chính sách quản lý chi phí tốt hơn để tránh lãng phí, giúp công ty hoạt động có hiệu quả, tăng lợi nhuận sau thuế.

2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quang Phƣợng

2.3.1. Chính sách quản lý vốn lưu động của công ty TNHH Quang Phượng Thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty (phụ lục 1 và 2) ta thấy được chính sách quản lý VLĐ của công ty trong hình minh họa sau:

Hình 2.1. Cơ cấu Tài sản-Nguồn vốn của công ty TNHH Quang Phƣợng

NVNH TSLĐ NV TSLĐ NH TSLĐ NV 54,64%

NH 63,32% 63,54% 65,06% 63,86% 82,63% NVDH TSCĐ NVDH TSCĐ NVDH TSCĐ 45,36% 36,48% 36,46% 34,94% 36,14% 17,37% Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13

Qua hình vẽ trên ta thấy chính sách quản lý vốn lưu động của công ty thay đổi qua từng năm. Năm 2011, công ty quản lý VLĐ theo chính sách thận trọng. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 82,63% trong cơ cấu tài sản, trong khi nguồn vốn ngắn hạn chỉ chiếm 54,64%. Với đặc điểm là một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động), chính sách này đem lại một số lợi ích cho công ty: nguồn vốn dài hạn có tính ổn định cao, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách này không đem lại lợi nhuận cao.

Năm 2012 và 2013, công ty đã áp dụng nhiều thay đổi trong việc thực hiện các chính sách kinh doanh và quản lý vốn lưu động. Thông qua việc thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, công ty đã thay đổi chính sách quản lý vốn lưu động một cách đáng kể. Trong điều kiện kinh tế suy thoái, không ổn định, công ty đã chọn chính sách dung hòa rủi ro và tạo mức lợi nhuận trung bình. Dựa vào biểu đồ năm 2012 và 2013, ta có thể thấy công ty khá thành công trong việc cân bằng giữa nguồn vốn ngắn hạn và tài sản ngắn hạn với tỷ trọng khoảng 63%. Điều này cho thấy công ty đã mạnh dạn hơn trong 43

chính sách quản lý, tiến tới chính sách dung hòa nhằm tăng thu nhập cho công ty, đồng thời đảm bảo rủi ro ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 56)