Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 85)

2.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Bảng 2.11. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu

2013 2012 2011 13-12 12-11 Tốc độ luân chuyển VLĐ (L - vòng) 2,45 2,31 2,01 0,14 0,30

Kỳ luân chuyển VLĐ (K - ngày) 146,86 155,82 179,41

(8,95) (23,60)

Tốc độ luân chuyển VLĐ tăng dần trong giai đoạn 3 năm từ 2011-2013. VLĐ của công ty trong năm 2011 luân chuyển được 2,01 vòng, năm 2012 tăng 0,30 vòng so với năm 2011. Năm 2013 là 2,45 vòng, tăng 0,14 vòng so với năm 2012. Điều này cho thấy doanh thu thuần được tạo ra từ 1 đồng VLĐ tăng dần trong 3 năm, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng VLĐBQ: Năm 2012 doanh thu thuần tăng 32,49%, VLĐBQ tăng 15,07% so với năm 2011; năm 2013 doanh thu thuần tăng 16,47%, VLĐBQ chỉ tăng 9,78% so với năm 2012.

Tốc độ luân chuyển VLĐ hay số vòng quay vốn lưu động thể hiện vốn lưu động của doanh nghiệp đã chu chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ. Chỉ tiêu này của công ty đang tăng, và hiện tại đang lớn hơn tốc độ luân chuyển VLĐ của ngành là 2,39 vòng (theo www.stockbiz.vn ). Đây là dấu hiệu chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn, hoạt động tài chính càng ngày càng tốt.

Kỳ luân chuyển VLĐ trong 3 năm giảm, tương ứng với mức tăng của tốc độ luân chuyển VLĐ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động cho biết thời gian công ty thu hồi được vốn lưu động đã bỏ ra. Năm 2012 công ty thu hồi vốn lưu động sau 155,82 ngày, nhanh hơn năm 2011 là 23,60 ngày. Năm 2013 công ty thu hồi vốn lưu động sau 146,86 ngày, nhanh hơn năm 2012 là 8,95 ngày. Việc rút ngắn được thời gian thu hồi VLĐ giúp cho công ty tận dụng được thời gian và lượng vốn, sử dụng VLĐ linh hoạt, hiệu quả hơn.

Khả năng sinh lời VLĐ

Bảng 2.12. Chỉ tiêu phản khả năng sinh lời vốn lƣu động tại công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011

Khả năng sinh lời VLĐ 3,41 3,55 3,78 (0,14) (0,23) 60

Khả năng sinh lời VLĐ cho biết 100 đồng VLĐ bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, cứ 100 đồng VLĐ bỏ ra, công ty thu được 3,78 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2012 giảm còn 3,55 đồng và năm 2013 là 3,41 đồng. Chỉ số này trong 3 năm giảm. Nguyên nhân là tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của VLĐBQ (năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 8,03%, VLĐBQ tăng 15,07% so với năm 2011; năm 2013 lợi nhuận sau thuế tăng 5,53%, VLĐBQ tăng 9,78% so với năm 2012) nên khả năng sinh lời của VLĐ của công ty đang giảm.

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng sinh lời có giảm sút. Tuy nhiên, công ty đang nỗ lực trong việc thay đổi chiến lược để thích ứng với môi trường kinh tế đầy biến động.

Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối của công ty TNHH Quang Phượng được tính như sau:

Năm 2012 so với năm 2011

Vtktđ = VLĐBQ2012 – VLĐBQ2011 = 6.072.358.325 - 5.277.249.701 = 759.108.624 Vtktgđ = 14.029.632.960

x (155,82 - 179,41) = - 919.330.671

Kết quả trên cho thấy năm 2012 mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối là

759.108.624 đồng. Mức tiết kiệm tuyệt đối dương thể hiện số vốn lưu động của công ty phải bổ sung thêm. Con số trên cho thấy công ty tăng quy mô vốn lưu động trong năm 2012 là 759.108.624 đồng so với năm 2011.

Mức tiết kiệm tương đối âm thể hiện số vốn lưu động mà công ty tiết kiệm được do rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ. Năm 2012, công ty tiết kiệm được 919.330.671 đồng VLĐ do rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động từ 179,41 ngày xuống còn 155,82 ngày. Do đó doanh nghiệp có thể tăng tổng mức luân chuyển vốn mà chỉ tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.

Năm 2013 so với năm 2012

Vtktđ = VLĐBQ2013 – VLĐBQ2012 = 6.666.202.729 - 6.072.358.325 = 593.844.404 16.340.443.378

Vtktgđ =

x (146,86 - 155,82) = - 406.695.480 360 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả tính toán mức tiết kiệm trên cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khiến quy mô VLĐ tăng lên, điều này được phản ánh trong chỉ tiêu mức tiết kiệm tuyệt đối là 593.844.404 đồng, đây là số vốn lưu động mà công ty bổ sung thêm trong năm 2013. Mức tiết kiệm về vốn được phản ánh ở chỉ tiêu mức tiết kiệm tương đối. Cũng như năm 2012, năm 2013 mức tiết kiệm tương đối có giá trị âm cho thấy công ty tiết kiệm được VLĐ. Do tốc độ luân chuyển VLĐ tăng hay vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn, giảm từ 155,82 ngày năm 2012 xuống còn 146,86 ngày 61

năm 2013, nên doanh thu thuần của công ty cũng tăng và tiết kiệm được một lượng VLĐ là 406.695.480 đồng so với năm 2012.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Bảng 2.13. Hệ số đảm nhiệm của vốn lƣu động của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,41 0,43 0,50

(0,02) (0,07)

Hệ số đảm nhiệm VLĐ cho biết số vốn lưu động cần thiết để đạt được 1 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, công ty cần 0,43 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, ít hơn 0,07 đồng so với năm 2011. Năm 2013, công ty cần 0,41 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, ít hơn 0,02 đồng so với năm 2012. Do doanh thu thuần có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của VLĐBQ nên hệ số đảm nhiệm VLĐ giảm (năm 2012, doanh thu thuần tăng 32,49%, VLĐBQ tăng 15,07% so với năm 2011; năm 2013, doanh thu thuần tăng 16,47%, VLĐBQ tăng 9,78% so với năm 2012_ Phòng Tài chính - Kế toán).

Qua việc xem xét hệ số đảm nhiệm vốn lưu động trong 3 năm từ 2011-2013 ta có thể thấy hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty đang có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của năm 2013 cao hơn so với năm 2012 và 2011.

Vốn lưu động ròng

Bảng 2.14. Vốn lƣu động ròng của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11 TSLĐ 6.739.756.567 6.592.648.891 5.552.067.759 Nợ ngắn hạn 6.615.968.586 6.615.629.774 3.671.495.605 VLĐ ròng 123.787.981 -22.980.883 1.880.572.154

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Từ bảng trên ta thấy được VLĐ ròng của công ty sụt giảm nghiêm trọng năm

2012. Do năm 2012 khoản vay ngắn hạn và khoản phải trả người bán của công ty tăng mạnh, điều này làm cho năm 2012 công ty bị mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. VLĐ ròng trong năm 2012 âm, khả năng thanh toán của công ty không được đảm bảo. Tuy nhiên năm 2013 VLĐ ròng của công ty tăng lên là 123.787.981 đồng, điều này giúp công ty đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng TSLĐ.

2.3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho

Bảng 2.15. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,01 5,35 4,33 (0,34) 1,02

Thời gian lưu kho trung bình (ngày) 71,81 67,31 83,23

4,50 (15,92)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty không cao so với trung bình ngành. Vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành vật liệu xây dựng và nội thất là 6,68 (theo công ty Chứng khoán Âu Việt). Chỉ số này đạt giá trị lớn nhất trong năm 2012 với số vòng quay là 5,35 lần trong 1 năm, tăng 1,02 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 giá vốn hàng bán có tốc độ tăng (38,90% so với năm 2011) nhanh hơn tốc độ tăng hàng tồn kho bình quân (12,45% so với năm 2011) làm cho chỉ số này tăng. Năm 2013 chỉ số này giảm 0,34 lần so với năm 2012. Có thể thấy chỉ số của công ty đang thấp hơn trung bình ngành và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy công ty đang quản lý hàng tồn kho và giá vốn chưa tốt.

Tương ứng với sự giảm số vòng quay hàng tồn kho là thời gian lưu kho trung

bình tăng, chỉ số này cho biết số ngày hàng được lưu trong kho trung bình. Năm 2012 thời gian lưu kho trung bình là 67,31 ngày, công ty đã giảm thời gian lưu kho trung bình 15,92 ngày so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 chỉ số này lại tăng 4,50 ngày so với năm 2012, đây cũng là điều dễ hiểu vì năm 2013 là năm khó khăn với nền kinh tế, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tất nhiên cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên công ty cũng cần xem xét lại chính sách quản lý hàng tồn kho để tìm được mức dự trữ hàng hóa hợp lý, tránh những chi phí phát sinh về quản lý hàng tồn kho. 2.3.5.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý các khoản phải thu

Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý các khoản phải thu của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Năm Năm Năm

Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 Hệ số thu nợ (vòng) 4,88 3,72 3,06 1,16 0,66 ACP (ngày) 73,77 96,77 117,65 (23) (20,88)

Hệ số thu nợ của công ty tăng từ năm 2011-2013 tăng. Năm 2012, các khoản

phải thu khách hàng quay 3,72 vòng, tăng 0,66 vòng so với năm 2011, năm 2013 lại tiếp tục tăng 1,16 vòng so với năm 2012. Hệ số thu nợ cho biết các khoản phải thu quay bao nhiêu vòng để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ 63

tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Hệ số thu nợ của công ty có xu hướng tăng chứng tỏ việc quản lý các khoản phải thu của công ty đang tốt lên. Khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số thời gian thu nợ trung bình (ACP) càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh. Qua chỉ số ACP ở bảng trên, ta biết được năm 2011 cứ 1 đồng bán chịu của công ty sẽ được thu hồi sau 117,65 ngày, đến năm 2012 giảm đi 20,88 ngày, đến năm 2013 lại tiếp tục giảm còn 73,77 ngày. Qua 3 năm ta thấy ACP có xu hướng giảm, điều này là dấu hiệu tốt vì hiện tại thời gian thu nợ trung bình vẫn còn khá cao, công ty nên tiếp tục giảm chỉ số này để tránh bị chiếm dụng vốn.

2.3.5.4. Chỉ tiêu đánh giá việc quản lý tiền mặt của doanh nghiệp

Bảng 2.17. Bảng chỉ tiêu vòng quay tiền trung bình của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Năm

Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011

Thời gian lưu kho trung bình 71,81

67,31 83,23 4,5 (15,92)

Thời gian thu nợ trung bình 73,77

96,77 117,65 (23)

(20,88)

Thời gian trả nợ trung bình 60,29

76,80 62,12 (16,51) 14,68

Thời gian quay vòng tiền 85,29 87,28 138,76 (1,99) 51,48 trung bình

Vòng quay tiền trung bình cho biết công ty thu hồi lượng tiền mặt sau bao nhiêu ngày. Bảng tính toán trên cho thấy vòng quay tiền trung bình của công ty đang giảm, từ 138,76 ngày năm 2011, đến năm 2013 chỉ còn 85,29 ngày. Vòng quay tiền trung bình giảm chủ yếu do công ty giảm thời gian thu nợ trung bình. Điều này giúp cho công ty sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền được tái đầu tư nhiều lần, đem lại hiệu quả cao hơn.

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Quang Phƣợng

2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua quá trình thực tập tại công ty, cùng với những phân tích trên, em nhận thấy công ty TNHH Quang Phượng đã đạt được những kết quả sau:

Doanh thu của công ty năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, công ty đã cố gắng ổn định và phát triển hoạt động. Công ty có sự thay đổi trong chính sách quản lý VLĐ từ chính sách thận trọng sang dung hòa, do đó đem lại lợi nhuận cao hơn chính sách quản lý VLĐ thận trọng, 64

tuy giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, giảm được thời gian quay vòng tiền. Nhờ thay đổi chính sách mà chi phí lãi vay của công ty giảm. Tình hình thanh khoản của công ty vẫn được đảm bảo ở mức an toàn, điều này

thể hiện qua chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn trong 3 năm của công ty đều 1. Giảm kỳ luân chuyển vốn lưu động cho thấy VLĐ của công ty quay vòng nhanh hơn, lượng VLĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh được nhiều hơn. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản từ năm 2012 đến nay tăng, lò chế biến thạch cao mới bắt đầu hoạt động với công suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn. Thời gian trả nợ trung bình giảm, giúp tăng uy tín của công ty với đối tác.

Hệ số thu nợ tăng hay thời gian thu nợ trung bình giảm cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty đang tốt lên, giúp công ty nâng cao luồng tiền mặt. 2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty TNHH Quang Phượng vẫn còn một số hạn chế và nguyên nhân như sau:

Doanh thu của công ty tăng nhưng khoản giảm trừ doanh thu và các chi phí phát sinh cũng tăng cao do quản lý chưa tốt công tác vận chuyển và bảo quản khiến hàng hóa bị hư hại phải giảm giá cho khách hàng.

Tuy công ty đã có chính sách chuyển sang quản lý VLĐ dung hòa nhưng năm

2013 vẫn có một lượng nguồn vốn dài hạn đầu tư cho TSLĐ, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Công ty có tính tự chủ kém về nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn cao do công ty đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay.

Công ty chưa xác định nhu cầu VLĐ hàng năm, từ đó dẫn đến việc chưa chủ động tính toán để đưa ra các phương án huy động vốn nếu thiếu.

Lượng vốn công ty bị chiếm dụng vẫn còn ở mức cao khiến công ty mất đi một lượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, công ty còn phải tốn các chi phí khác như chi phí quản lý các khoản phải thu, tăng mức độ rủi ro các khoản nợ khó đòi… bởi công ty vẫn chưa xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý. Hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng tuy đảm bảo duy trì tình hình sản

xuất kinh doanh nhưng lại khiến các chi phí quản lý, bảo quản tăng theo. Nói cách khác, công ty đang bị ứ đọng vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị suy giảm do công

ty chưa áp dụng phương pháp xác định mức dự trữ tối ưu hàng tồn kho. Trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn chế, những người có nghiệp vụ chuyên môn sâu chưa về vận hành dây chuyền và kiểm tra chất lượng sản phẩm do công ty chưa chú trọng đào tạo chuyên môn cho nhân viên.

Tình hình kinh tế cũng tác động tiêu cực tới tình hình hoạt động của công ty: lãi suất cho vay tăng, tình hình lạm phát, tình hình bất động sản chưa có nhiều khởi sắc… 65

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN QUANG PHƢỢNG 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển công ty TNHH Quang Phƣợng trong tƣơng lai

3.1.1. Khái quát về môi trường kinh doanh của công ty TNHH Quang Phượng 3.1.1.1. Thuận lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 85)