Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 90)

Bảng 2.15. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,01 5,35 4,33 (0,34) 1,02

Thời gian lưu kho trung bình (ngày) 71,81 67,31 83,23

4,50 (15,92)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty không cao so với trung bình ngành. Vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành vật liệu xây dựng và nội thất là 6,68 (theo công ty Chứng khoán Âu Việt). Chỉ số này đạt giá trị lớn nhất trong năm 2012 với số vòng quay là 5,35 lần trong 1 năm, tăng 1,02 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 giá vốn hàng bán có tốc độ tăng (38,90% so với năm 2011) nhanh hơn tốc độ tăng hàng tồn kho bình quân (12,45% so với năm 2011) làm cho chỉ số này tăng. Năm 2013 chỉ số này giảm 0,34 lần so với năm 2012. Có thể thấy chỉ số của công ty đang thấp hơn trung bình ngành và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy công ty đang quản lý hàng tồn kho và giá vốn chưa tốt.

Tương ứng với sự giảm số vòng quay hàng tồn kho là thời gian lưu kho trung

bình tăng, chỉ số này cho biết số ngày hàng được lưu trong kho trung bình. Năm 2012 thời gian lưu kho trung bình là 67,31 ngày, công ty đã giảm thời gian lưu kho trung bình 15,92 ngày so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 chỉ số này lại tăng 4,50 ngày so với năm 2012, đây cũng là điều dễ hiểu vì năm 2013 là năm khó khăn với nền kinh tế, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tất nhiên cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên công ty cũng cần xem xét lại chính sách quản lý hàng tồn kho để tìm được mức dự trữ hàng hóa hợp lý, tránh những chi phí phát sinh về quản lý hàng tồn kho. 2.3.5.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý các khoản phải thu

Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý các khoản phải thu của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Năm Năm Năm

Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011 Hệ số thu nợ (vòng) 4,88 3,72 3,06 1,16 0,66 ACP (ngày) 73,77 96,77 117,65 (23) (20,88)

Hệ số thu nợ của công ty tăng từ năm 2011-2013 tăng. Năm 2012, các khoản

phải thu khách hàng quay 3,72 vòng, tăng 0,66 vòng so với năm 2011, năm 2013 lại tiếp tục tăng 1,16 vòng so với năm 2012. Hệ số thu nợ cho biết các khoản phải thu quay bao nhiêu vòng để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ 63

tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Hệ số thu nợ của công ty có xu hướng tăng chứng tỏ việc quản lý các khoản phải thu của công ty đang tốt lên. Khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số thời gian thu nợ trung bình (ACP) càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh. Qua chỉ số ACP ở bảng trên, ta biết được năm 2011 cứ 1 đồng bán chịu của công ty sẽ được thu hồi sau 117,65 ngày, đến năm 2012 giảm đi 20,88 ngày, đến năm 2013 lại tiếp tục giảm còn 73,77 ngày. Qua 3 năm ta thấy ACP có xu hướng giảm, điều này là dấu hiệu tốt vì hiện tại thời gian thu nợ trung bình vẫn còn khá cao, công ty nên tiếp tục giảm chỉ số này để tránh bị chiếm dụng vốn.

2.3.5.4. Chỉ tiêu đánh giá việc quản lý tiền mặt của doanh nghiệp

Bảng 2.17. Bảng chỉ tiêu vòng quay tiền trung bình của công ty TNHH Quang Phƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Ngày

Năm Năm

Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013-2012 2012-2011

Thời gian lưu kho trung bình 71,81

67,31 83,23 4,5 (15,92)

Thời gian thu nợ trung bình 73,77

96,77 117,65 (23)

(20,88)

Thời gian trả nợ trung bình 60,29

76,80 62,12 (16,51) 14,68

Thời gian quay vòng tiền 85,29 87,28 138,76 (1,99) 51,48 trung bình

Vòng quay tiền trung bình cho biết công ty thu hồi lượng tiền mặt sau bao nhiêu ngày. Bảng tính toán trên cho thấy vòng quay tiền trung bình của công ty đang giảm, từ 138,76 ngày năm 2011, đến năm 2013 chỉ còn 85,29 ngày. Vòng quay tiền trung bình giảm chủ yếu do công ty giảm thời gian thu nợ trung bình. Điều này giúp cho công ty sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền được tái đầu tư nhiều lần, đem lại hiệu quả cao hơn.

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Quang Phƣợng

2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua quá trình thực tập tại công ty, cùng với những phân tích trên, em nhận thấy công ty TNHH Quang Phượng đã đạt được những kết quả sau:

Doanh thu của công ty năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, công ty đã cố gắng ổn định và phát triển hoạt động. Công ty có sự thay đổi trong chính sách quản lý VLĐ từ chính sách thận trọng sang dung hòa, do đó đem lại lợi nhuận cao hơn chính sách quản lý VLĐ thận trọng, 64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuy giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, giảm được thời gian quay vòng tiền. Nhờ thay đổi chính sách mà chi phí lãi vay của công ty giảm. Tình hình thanh khoản của công ty vẫn được đảm bảo ở mức an toàn, điều này

thể hiện qua chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn trong 3 năm của công ty đều 1. Giảm kỳ luân chuyển vốn lưu động cho thấy VLĐ của công ty quay vòng nhanh hơn, lượng VLĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh được nhiều hơn. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản từ năm 2012 đến nay tăng, lò chế biến thạch cao mới bắt đầu hoạt động với công suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn. Thời gian trả nợ trung bình giảm, giúp tăng uy tín của công ty với đối tác.

Hệ số thu nợ tăng hay thời gian thu nợ trung bình giảm cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty đang tốt lên, giúp công ty nâng cao luồng tiền mặt. 2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty TNHH Quang Phượng vẫn còn một số hạn chế và nguyên nhân như sau:

Doanh thu của công ty tăng nhưng khoản giảm trừ doanh thu và các chi phí phát sinh cũng tăng cao do quản lý chưa tốt công tác vận chuyển và bảo quản khiến hàng hóa bị hư hại phải giảm giá cho khách hàng.

Tuy công ty đã có chính sách chuyển sang quản lý VLĐ dung hòa nhưng năm

2013 vẫn có một lượng nguồn vốn dài hạn đầu tư cho TSLĐ, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Công ty có tính tự chủ kém về nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn cao do công ty đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay.

Công ty chưa xác định nhu cầu VLĐ hàng năm, từ đó dẫn đến việc chưa chủ động tính toán để đưa ra các phương án huy động vốn nếu thiếu.

Lượng vốn công ty bị chiếm dụng vẫn còn ở mức cao khiến công ty mất đi một lượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, công ty còn phải tốn các chi phí khác như chi phí quản lý các khoản phải thu, tăng mức độ rủi ro các khoản nợ khó đòi… bởi công ty vẫn chưa xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý. Hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng tuy đảm bảo duy trì tình hình sản

xuất kinh doanh nhưng lại khiến các chi phí quản lý, bảo quản tăng theo. Nói cách khác, công ty đang bị ứ đọng vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị suy giảm do công

ty chưa áp dụng phương pháp xác định mức dự trữ tối ưu hàng tồn kho. Trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn chế, những người có nghiệp vụ chuyên môn sâu chưa về vận hành dây chuyền và kiểm tra chất lượng sản phẩm do công ty chưa chú trọng đào tạo chuyên môn cho nhân viên.

Tình hình kinh tế cũng tác động tiêu cực tới tình hình hoạt động của công ty: lãi suất cho vay tăng, tình hình lạm phát, tình hình bất động sản chưa có nhiều khởi sắc… 65

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN QUANG PHƢỢNG 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển công ty TNHH Quang Phƣợng trong tƣơng lai

3.1.1. Khái quát về môi trường kinh doanh của công ty TNHH Quang Phượng 3.1.1.1. Thuận lợi

Chính phủ đã tung gói tài khóa hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà với lãi suất ưu đãi 6%. Nhà nước đang từng bước xử lý nợ xấu (chủ yếu là nợ xấu bất động sản). Điều này hứa hẹn sự khởi sắc đối với ngành xây dựng trong thời gian tới. Tại diễn đàn M&A Việt Nam 2013 tổ chức ngày 8/8, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Towsend phân tích: "Một số phân khúc của thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chạm đáy và bắt đầu xuất hiện sự chuyển hướng”.

Năm 2013, cùng với tình hình kinh tế vĩ mô đã có chiều hướng ổn định trở lại thì thị trường bất động sản cũng đã có những dấu hiệu tích cực đáng ghi nhận. Dấu ấn lớn nhất là giá cả hàng hóa bất động sản tiếp tục giảm ở hầu hết các dự án với mức giảm từ 10% đến 30%, thậm chí có dự án giảm đến 50% so với cuối năm 2011. Việc giảm giá bất động sản trong năm qua có lợi hơn cho khách hàng, giúp giao dịch tăng trở lại, đặc biệt, số lượng giao dịch trong quý IV/2013 đã tăng gấp đôi so với quý đầu năm. Điều này cho thấy, sự quan tâm cũng như lòng tin của người tiêu dùng đã bắt đầu quay trở lại với thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản khởi sắc là dấu hiệu đáng mừng cho ngành xây dựng cũng như ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.

3.1.1.2. Khó khăn

Do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, môi trường kinh doanh toàn cầu đang gặp phải những khó khăn: tăng trưởng kinh tế suy giảm, tốc độ xuất khẩu chậm lại,… Tuy lạm phát năm 2013 có mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua (năm 2013 lạm phát là 6,04%, năm 2012 lạm phát là 6,81%, năm 2011 là 18,85% - theo Tổng cục Thống kê) nhưng lạm phát vẫn ở mức cao đã tác động lên khả năng cạnh tranh và toàn thể xã hội.

Chi phí nguồn nhân lực ngày càng tăng, đa số vẫn còn thiếu kỹ năng, thiếu các

giám đốc điều hành, chậm chạp trong việc cải cách đào tạo, dạy nghề, và sau đại học... Thị trường bất động sản, xây dựng ít các giao dịch, giá cả bất động sản giảm sút, huy động vốn khó khăn, chi phí xây dựng tăng, chậm tiến độ, ... Theo khảo sát của một số công ty nghiên cứu như Savills, CBRE…, thị trường bất động sản liên tiếp có sự sụt giảm về giao dịch lẫn giá bán trong suốt nhiều năm liền, đặc biệt là từ đầu 2011 đến nay. Trong suốt thời gian đó, trung bình mỗi năm giá bất động sản giảm khoảng 10% so với năm liền trước. Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội vào tháng 11/2013 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, theo khảo sát của các cơ

66

quan chức năng, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006.

Gói cho vay hỗ trợ 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước có tốc độ giải ngân chậm, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% tổng giá trị.

Tỷ lệ lãi suất cao, tính thanh khoản thấp, sự tự tin của các nhà đầu tư yếu, thị trường vốn yếu, quản lý công ty kém, kỹ năng của giám đốc điều hành chưa cao là những khó khăn của Việt Nam.

Khó khăn về khung pháp lý cho doanh nghiệp là giám sát chất lượng còn yếu kém đối với việc ban hành các chính sách, quy định mới; thiếu thống nhất trong các điều khoản quy định; yếu kém trong thực thi; sự can thiệp khá nhiều của các thủ tục hành chính.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Quang Phượng trong thời gian tới Công ty TNHH Quang Phượng phấn đấu trở thành doanh nghiệp uy tín trên thị Công ty TNHH Quang Phượng phấn đấu trở thành doanh nghiệp uy tín trên thị

trường, Cùng với cam kết “Chất lượng là ưu tiên hàng đầu” và phương châm “Khách hàng là người làm nên thành công của công ty”. Với mong muốn đó, công ty không ngừng cập nhật những công nghệ mới nhằm cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm, kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ trong ngành. Ngoài ra, việc chủ động tìm nhà cung cấp cũng được công ty chú trọng, để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng cao và giả cả tốt nhất, giảm chi phí cho công ty, cũng như giảm giá thành sản phẩm. Để công ty luôn hoạt động hiệu quả và phát triển vững mạnh, công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích nhân viên, giữ chân người có năng lực. Công ty luôn cố gắng nâng cao doanh thu, cùng với việc quản lý chi phí một cách hiệu quả, bên cạnh đó cũng chú trọng các chính sách hậu mãi để làm hài lòng khách hàng, góp phần nâng cao uy tín của công ty, thu hút các khách hàng mới. Với dự đoán ngành vật liệu sẽ khởi sắc trong năm tới, công ty Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 28% một năm đến năm 2017, từ 2018 đến 2020 tăng 30% doanh thu, cùng với quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh, nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất có thể cho công ty. Công ty đưa ra các biện pháp quản lý các khoản phải thu, chỉ cho khách hàng trả chậm nếu khách hàng đạt các tiêu chí đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng, đồng thời đàm phán lại để giảm 35% các khoản ứng trước, tránh bị chiếm dụng vốn, ngoài ra còn giảm các chi phí thu hồi nợ. Công ty cũng chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, cụ thể là tài sản lưu động. Sau đây là một số giải pháp có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho công ty.

67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cho công ty

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Đây là khoản vốn có tính linh hoạt cao, thay đổi theo từng giai đoạn nên việc xác định nhu cầu VLĐ trong kỳ sẽ tránh lãng phí cũng như thiếu hụt vốn. Hiện tại, công ty TNHH Quang Phượng xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tình hình sản xuất kinh doanh những năm trước. Để chủ động trong việc quản lý VLĐ, trước mỗi năm kế hoạch Công ty cần dựa vào những tiêu chí có căn cứ khoa học như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, các tiêu chí về kỹ thuật, định mức hao phí vật tư, sự biến động giá cả thị trường, trình độ và năng lực quản lý,… để lập kế hoạch về VLĐ hợp lý.

Phương pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn: Phương pháp 1: Xác định gián tiếp

Bước 1: Dự kiến doanh thu thuần kỳ tiếp theo

Giả sử, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần trong năm 2014 là khoảng 28%, ta có

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quang phượng (Trang 90)