1.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
a)
Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh
thu, cho biết 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROS càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả
Lợi nhuận sau thuế ROS = Doanh thu ầ
Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tư tài
sản, cho biết 1 đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất của tài sản càng cao.
Lợi nhuận sau thuế ROA =
Tổng tài sản
Theo phương pháp DuPont (1 chỉ số được tách thành 2 hay nhiều chỉ số khác để phân tích) thì ROA còn được tính bằng:
Lợi nhuận sau thuế ROA =
Doanh thu Doanh thu
Tổng tài sản
ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Như vậy, muốn tăng ROA thì doanh nghiệp có thể thay đổi hợp lý hai yếu tố trên.
Để đánh giá chính xác ROA, cần so sánh với bình quân các doanh nghiệp cùng ngành do chỉ số này phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm kinh doanh từng ngành nghề khác nhau.
Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): đo khả năng sinh lời trên mỗi
đồng vốn chủ sở hữu, cho biết 1 đồng vốn tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.
Lợi nhuận sau thuế ROE =
Vốn chủ sở hữu
17
Theo phương pháp DuPont thì ROE còn được tính bằng:
Lợi nhuận sau thuế ROE =
Doanh thu Tổng tài sản Doanh thu
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính
trên. b)
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanh toán, đó là khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nợ đến hạn thanh toán.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thanh toán trong kỳ với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu:
Hệ số thanh toán ngắn hạn: cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động.
Tổng tài sản lƣu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1: tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo. 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng ít nhất 1 đồng TSLĐ.
Hệ số thanh toán ngắn hạn < 1: tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động.
Khi hệ số thanh toán ngắn hạn giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, cũng là dấu hiệu cho thấy những khó khăn tài chính tiềm tàng, doanh nghiệp nên xem xét đánh giá lại tình hình sử dụng VLĐ để tìm ra biện pháp khắc phục. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào TSLĐ, có thể hiểu là việc quản lý TSLĐ của doanh nghiệp chưa hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi…Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh
nghiệp do đã trừ đi giá trị hàng tồn kho (tài sản khó chuyển thành tiền trong thời gian ngắn và dễ bị lỗ khi bán gấp), phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán ngay bằng bao nhiêu đồng TSLĐ khi đã trừ đi hàng tồn kho.
Tổng TSLĐ - Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn
18
Hệ số thanh toán nhanh cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao dễ dẫn tới tình trạng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Hệ số thanh toán nhanh thấp kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến uy tín doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán tức thời: cho biết khả năng thanh toán ngay tại thời điểm xác
định, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho
Tiền Các khoản tƣơng đƣơng tiền Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời cao (so với trung bình ngành) cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ nhanh chóng.
Hệ số thanh toán tức thời thấp (so với trung bình ngành) cho thấy doanh nghiệp cần mất thời gian và chi phí tìm nguồn đáp ứng các khoản nợ.
c)
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng
doanh thu. Từ đó ta thấy được công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả hay chưa, số vốn đầu tư cho tài sản có đem lại lợi ích tương xứng hay không.
d)
Nhóm chỉ tiêu quản lý nợ
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu:
Là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết về tỉ lệ
giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:
Tổng nợ DER =
Vốn chủ sở hữu
Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ 19
trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản
càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.
Hệ số trả nợ
Giá vốn à á Chi phí chung quản lý bán hàng Hệ số trả nợ =
Phải trả ngƣời bán Lƣơng, thƣởng, thuế phải nộp 36
Thời gian thu nợ trung bình = Hệ số trả nợ
Hệ số trả nợ là số lần trong 1 kỳ doanh nghiệp tiến hành trả các khoản nợ, hệ số này càng thấp chứng tỏ thời gian doanh nghiệp chiếm dụng các khoản nợ kéo dài. Tuy nhiên, nếu giữ thời gian trả nợ ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bản thân doanh nghiệp, do các khoản vốn này mang tính chất là khoản nợ ngắn hạn.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp a) a)
Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
20
- Vòng quay vốn lưu động trong kỳ (Lkỳ)
Mkỳ L
kỳ = VLĐBQkỳ
mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần
Ta có : Lkỳ =
Vốn lƣu động bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt. Trong đó:
Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:
VLĐđầu kỳ VLĐcuối kỳ VLĐBQkỳ=
2
Số lần luân chuyển VLĐ càng lớn cho thấy 1 đồng VLĐ tạo ra càng nhiều doanh thu thuần.
- Kỳ luân chuyển VLĐ hay thời gian luân chuyển VLĐ (K) : cho biết thời gian 1 vòng quay VLĐ. VLĐBQkỳ Nkỳ 36 K = hay K = Mkỳ Vòng quay VLĐ Trong đó:
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất và lưu thông) của vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động trong dự trữ
- Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ
M
Ldt = VLĐBQdt
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ
VLĐBQdt 36 36
Kdt = = Mdt Ldt
21
Tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động trong sản xuất
- Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất
Msx
Lsx = VLĐBQsx
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu sản xuất
36
Ksx = Lsx
Tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động trong khâu lƣu thông
- Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông
Mlt
Llt = VLĐBQlt
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu lưu thông
36
Klt = Llt
Trong đó: L
: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và dt, Lsx, Llt
lưu thông trong năm. K
: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản dt, Ksx, Klt
xuất và lưu thông trong năm. VLĐBQ , VLĐ
, VLĐBQ : Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ, sản xuất dt
BQsx lt
và lưu thông. M
: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển dt, Msx, Mlt
vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dựa theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ phận vốn. Ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận vốn lưu động sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm), mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Hệ số sinh lợi của VLĐ = Lợi nhuận sau thuế VLĐBQ
22
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động ròng
VLĐ ròng = Tài sản lƣu động – Tổng nợ ngắn hạn
VLĐ ròng dương có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng chi trả được các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình. Ngược lại, nếu VLĐ ròng âm tức là hiện tại doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình (bao gồm tiền măt, các khoản phải thu, hàng tồn kho).
Nếu như lượng tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp không lớn hơn tổng các khoản nợ hiện tại thì doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn. Trường hợp xấu nhất là công ty có thể bị phá sản. Một sự sụt giảm trong tỷ lệ vốn hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian tương đối dài có thể là một dấu hiệu xấu.
Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: Với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo công thức:
M V tktđ = x K = VLĐBQ 36 1 – VLĐBQ0 1 – VLĐBQ0 Trong đó:
Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐBQ , VLĐBQ : Lần lượt là vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế 0
1 hoạch.
M : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch. 1
K : Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. 1
Mức tiết kiệm tương đối
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra 23
một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tương đối được xác định theo:
M Vtktgđ = x (K 36 1 – K0) Trong đó:
Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.