Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 41)

- Về cơ sở hạ tầng nông thôn, trong giai đoạn này cũng có những bước phát triển rất mạnh, cụ thể:

4. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 1 Thành tựu

4.1. Thành tựu

Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, huyện Vân Đồn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện. Các thành tựu này có thể khái quát như sau:

- Cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện đã dần được chuyển đổi theo hướng tiến bộ, từ cơ cấu nông nghiệp- thương mại, dịch vụ- công nghiệp giai đoạn 1995 trở về trước, đã chuyển sang cơ cấu thương mại, dịch vụ- nông nghiệp- công nghiệp, xây dựng giai đoạn từ 1996 đến nay. Trong thời gian 11 năm( từ 1995 đến 2005) tổng giá trị sản xuất tăng 12,03 lần, tốc độ ngành công nghiệp tăng 15,6 lần, ngành nông nghiệp tăng 6,2 lần, dịch vụ tăng 20,1 lần.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện đã dần được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả ngày càng được nâng cao. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh mẽ, đời sống người dân nông thôn trên địa bàn huyện được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16,6% năm 2006.

- Trong công nghiệp, xây dựng, đã phát triển theo hướng phát huy được lợi thế so sánh của từng ngành. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản bước đầu được phát triển nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó các ngành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, khai thác khoáng sản và xây dựng tiếp tục được đầu tư phát triển.

- Về cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư và phát triển, hàng chục km đường giao thông nông thôn được xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng phục vụ nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Hệ thống thuỷ lợi, cấp nước, cấp điện, y tế, giáo dục…được đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn nông thôn huyện.

4.2. Một số hạn chế

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, đó là:

- Tốc độ phát triển các ngành kinh tế ở nông thôn khá cao nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, sản phẩm tạo ra chưa phong phú, đa dạng, chất lượng sản phẩm thấp.

- Trong công nghiệp, xây dựng, tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm

năng của huyện, chưa đảm đương được vai trò trong tiến trình CNH- HĐH nông thôn trên địa bàn huyện.

Trong cơ cấu khu vực công nghiệp- xây dựng, thì ngành xây dựng chiếm tỷ trọng đáng kể, nhưng tình trạng xây dựng manh mún, tự phát, thiếu đồng bộ vẫn diễn ra, mà nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là yếu kém trong công tác lập và thực hiện (cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết).

- Trong nông nghiệp nói riêng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Diện tích trồng cây lương thực giảm, chủ yếu là do đất bị lấy để thực hiện đô thị hoá nông thôn. Trong khi đó diện tích trồng các cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như: hoa màu, rau, cây ăn quả…có tăng lên nhưng tăng rất chậm. Trong cơ cấu nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp.

- Trong nông nghiệp nói chung, ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng và giá trị kinh tế cao nhưng chủ yếu vẫn là khai thác, còn nuôi trồng chưa thực sự phát huy được tiềm năng cuả huyện.

- Trong lâm nghiệp, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể do thực hiện tốt các chương trình 135 và 327 của Chính phủ, tuy nhiên công tác bảo vệ rừng còn yếu kém, tình trạng cháy rừng, khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra.

- Trong ngành dịch vụ, giá cả nhiều loại hình dịch vụ còn cao, nhất là dịch vụ vận tải biển. Dịch vụ du lịch mặc dù rất được quan tâm đầu tư phát triển nhưng chưa phát huy hết được tiềm năng thực sự của huyện. Chất lượng dịch vụ, giá cả, cơ sở hạ tầng còn là những vấn đề nan giải cần giải quyết.

- Hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhiều thôn bản, xã đảo vẫn trong tình trạng thiếu điện, thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các công trình văn hoá- xã hội- y tế… còn thiếu, giao thông liên xã, liên thôn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

4.3. Nguyên nhân của hạn chế trên

* Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện:

Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong công tác nắm bắt đường lối của cấp trên và triển khai thực hiện cho địa phương mình.

Thứ hai, yếu kém trong công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, cũng như triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Thứ ba, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ còn yếu, cơ chế quản lý chậm được đổi mới, công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện còn tồn tại nhiều bất cập.

* Về phía người dân:

Chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, quy mô không lớn do vốn đầu tư ít, tâm lý sợ rủi ro của người dân…

Sự liên kết giữa nhà nông- nhà khoa học- nhà nước vẫn còn lỏng lẻo, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm tạo ra không cao.

- Trong vài năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của huyện diễn ra khá nhanh, đi liền với nó là nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh mà huyện chưa thể cùng một lúc giải quyết ngay được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Tính từ năm 1995 đến nay, qua hơn 12 năm tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện CNH- HĐH nông thôn, Vân Đồn từ một huyện đảo thuần nông, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn trở thành một huyện đảo ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn đã và đang trở nên hợp lý.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX của Đảng về CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, quyết định của Chính phủ về thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, huyện đảo Vân Đồn đã từng bước đi lên xây dựng và phát triển, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát huy có hiệu quả, có lợi thế so sánh của huyện, xây dựng một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.

Có được những kết quả đó, trước hết là do huyện Vân Đồn đã nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, HĐND- UBND tỉnh Quảng Ninh, đồng thời biết huy động mọi nguồn lực của huyện để tiến hành những bước đi đúng đắn và hiệu quả trong từng thời kỳ.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn để phát triển kinh tế huyện và xây dựng nông thôn mới cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế cần được rút kinh nghiệm và khắc phục để có những bước đi hiệu quả trong những giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w