Đối với nông – lâm – ngư nghiệp: Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới, tốc độ chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp diễn ra nhanh hơn

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 34)

thành tựu mới, tốc độ chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp diễn ra nhanh hơn giai đoạn trước.

Phát triển và ngày càng thể hiện rõ vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt 3.200 tấn, đến năm 2005 đạt 7.540 tấn, trong đó chủ yếu là khai thác chiếm 90%. Tốc độ tăng bình quân của ngành thuỷ sản giai đoạn này là 24,76%/năm. Từ năm 2000 đến năm 2005, tổng giá trị sản lượng thuỷ sản đạt 482. 560 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 6.700 lao động.

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi các loài nhuyễn thể như: ngọc trai, tu hài, ngao, điệp lữ, hầu biển cho năng suất cao với tổng diện tích 1.467 ha, 2.848 ô lồng và hơn 30 ha nuôi rào chắn. Đây cũng là giai đoạn mà huyện đưa vào thực hiện dự án nuôi cá lồng bè quy mô lớn nhất Tỉnh Quảng Ninh với nguồn vốn gần 5.550 triệu đồng và dự án nuôi cấy ngọc trai sản lượng từ 30 – 40 triệu con/ năm.

Các thành phần kinh tế trong ngành thuỷ sản tiếp tục được củng cố và phát triển. Năm 2005 toàn huyện có 15 tổ hợp tác xã, và 20 công ty xí nghiệp làm nghề khai thác, nuôi trông, dịch vụ thuỷ sản.

+ Về nông nghiệp: tiếp tục phát triển ổn định. Việc kết hợp chính sách, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng với công tác tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng đã góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp.

Năm 2000 năng suất lúa đạt 27,9 tạ/ha, đến năm 2005 tăng lên 32,8 tạ/ha, trung bình tăng 3,83%/năm. Giá trị thu nhập đạt bình quân 15 – 18 triệu đồng/ha. Năm 2000, sản lượng lương thực là 2.790 tấn, đến năm 2005 tăng lên 3.200 tấn, tăng bình quân hàng năm là 2,7%/ năm.

Nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển với loại hình đa dạng, quy mô rộng lớn, hiệu quả cao như trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm, vườn rừng tổng hợp. Năm 2000 toàn huyện có 40 mô hình kinh tế trang trại, đến năm 2004 có 86 mô hình với tổng vốn đầu tư 6.292 triệu đồng (tăng gần gấp đôi so với năm 2000).

Chăn nuôi tiếp tục ổn định và phát triển: tổng đàn trâu, bò tăng từ 1.752 con (năm 2000) lên 1.848 con (năm 2004), tốc độ tăng bình quân đạt 1,99%/năm. Tổng đàn bò tăng từ 557 con lên 610 con (2004), tốc độ tăng bình quân đạt 2,67%/năm. Tổng đàn lợn và đàn gia cầm cũng tăng nhanh với tốc độ bình quân là 8,7%/năm và 6,86%/năm.

+ Về lâm nghiệp: giai đoạn 2000 – 2005 toàn huyện trồng được 1.771 ha rừng. Mật độ che phủ rừng tăng từ 48,59% (năm 2000) lên 50,47% (năm 2004). Đồng thời cũng tiến hành giao 608 ha rừng cho các tập thể cá nhân sản xuất bảo vệ. Từ năm 2000 đến năm 2005 lực lượng kiểm lâm đã bắt giữ và xử lý 612 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép với tổng giá trị thu hồi 1.106 triệu đồng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w