Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 51)

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

1.3.2.Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm

- Mục tiêu tổng quát của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn là nhằm tạo ra cơ sở vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn. Chỉ khi xây dựng được một cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý và hiện đại thì mới đảm bảo tăng trưởng bền vững và lâu dài.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn cần phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của các khu vực lân cận như: huyện Cô Tô, Đầm Hà, Tiên Yên, Thị xã Cẩm Phả,…đảm bảo vai trò hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn cũng phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Quảng Ninh và cả vùng Đông Bắc bộ.

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện như: thuỷ sản, du lịch, thương mại – dịch vụ du lịch, giao thông biển… phát huy có hiệu quả các thế mạnh và lợi thế so sánh của huyện.

- Về mặt kinh tế nông thôn, hiện nay tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ – nông nghiệp – công nghiệp, từ năm 2011 trở đi sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp.

- Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, huyện tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình chuyển dịch, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, Nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thực hiện sự nghiệp này.

1.3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm 2020 Đồn đến năm 2020

Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế nông thôn huyện, trên cơ sở tầm nhìn và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn trong giai đoạn sắp

tới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện đến năm 2020 được định hướng là sẽ tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện như: dịch vụ du lịch, thuỷ hải sản, vận tải đường biển, công nghiệp chế biến,… nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh, phát huy các lợi thế so sánh của huyện.

Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện đạt mức bình quân từ 12% đến 14%/năm. Về cơ cấu, tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp để đến năm 2020, nông- lâm - ngư nghiệp chiếm 4,1%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,4% và dịch vị chiếm 68,5% trong tổng giá trị GDP.

a) Về Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp của Vân Đồn theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của kinh tế biển, gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng xã đảo. Chuyển dần nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, đa dạng hoá ngành nghề, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn làm nền tảng ổn định đời sống dân cư nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng.

Phấn đấu đưa GDP nông- lâm- ngư nghiệp trong tổng GDP của huyện lên 489 tỷ đồng vào năm 2010, với tốc độ tăng bình quân là 7,9%/năm. Trong đó tỷ trọng từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp vào năm 2010 là: nông nghiệp :8%; lâm nghiệp:22%; ngư nghiệp: 70%.

b) Về Công nghiệp - Xây dựng:

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện hướng vào phục vụ các ngành kinh tế biển: du lịch - dịch vụ biển, nông - lâm - ngư nghiệp, các ngành nghề truyền thống, xây dựng nông thôn mới…

Hình thành cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ( than, cát thuỷ tinh, đá vôi), cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền…

c) Về Thương mại - Dịch vụ:

Phát triển toàn diện các hoạt động kinh doanh thương mại, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, nhất là ở các xã đảo và vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Tăng giá trị doanh thu bình quân năm từ 11% - 14%.

Phát triển các ngành dịch vụ cao cấp đem lại giá trị kinh tế lớn, văn minh, hiện đại. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: viễn thông, tài chính, thương mại…

Mục tiêu đến năm 2010, thương mại - dịch vụ chiếm 54,2% GDP toàn huyện, đến năm 2015 sẽ là 58,8% GDP và 68,5% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 51)