Đối với thương mại, dịch vụ – du lịch:

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 36)

Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng, phong phú. Các cơ sở kinh doanh cung cấp kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng…tổng mức luân chuyển hàng hoá năm 2000 đạt 5,9 tỷ đồng đến năm 2004 đạt 79,5 tỷ đồng và năm 2005 đạt 96 tỷ đồng, tăng 7%/ năm. Hoạt động của chợ Trung Tâm Cái Rồng, chợ cá Hạ Mai ổn định.

Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, vì thế từng bước được đầu tư và phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng và triển khai dự án du lịch với tổng kinh phí dự kiến khoảng 1.343 tỷ đồng. Một số dự án được phê duyệt, xây dựng chưa đầy đủ các hạng mục song đã đưa vào kinh doanh như Xí nghiệp Hợp lực Mai Quyền, Công ty Công nghệ Việt Mỹ, Công ty Cảng và Kinh doanh than…

Toàn huyện giai đoạn 2000 – 2005 đã có 28 đơn vị kinh doanh du lịch có lưu trú với năng lực 330 buồng thu hút trên 120 lao động có nghiệp vụ.

Các doanh nghiệp trên địa bàn như công ty, xí nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất kinh doanh tăng nhanh, hoạt động ổn định, có hiệu quả, trở thành nguồn nhân lực giai quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Kết quả từ năm 2000 đến nay, kinh tế huyện Vân Đồn có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo đúng mục tiêu đã đặt ra.

Cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn năm 2005:

Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn tiếp tục chuyển dịch theo hướng “ thương mại, dịch vụ- nông, lâm, ngư nghiệp- công nghiệp, xây dựng”.Tỷ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đã giảm rất mạnh, từ 34,3% (năm 2000) xuống 27,6% (năm 2005); khu vực thương mại – dịch vụ tăng từ 47,6% (năm 2000) lên 52,8% (năm 2005); khu vực công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp tăng tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu GDP nông thôn của huyện.

Đi đôi với sự chuyển dịch cơ cấu giữa các khu vực kinh tế nói chung và sự chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực kinh tế nói riêng là sự tăng nhanh giá trị sản xuất hàng hoá của nền kinh tế trên địa bàn huyện. Năm 2005 tổng giá trị GDP tăng 7,15 lần so với năm 2000.

* So sánh cơ cấu GDP của Vân Đồn với Quảng Ninh và cả nước năm 2005.

Cơ cấu GDP(%) Vân Đồn Quảng Ninh Cả nước

Nông- lâm- ngư nghiệp 27,6 7,0 20,6

Ngành Giá trị sản xuất

(triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Nông – lâm – ngư nghiệp 274 101 27,6

Công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp 194 650 19,6

Thương mại – dịch vụ 524 365 52,8

Công nghiệp- xây dựng 19,6 48 41,3

Thương mại- dịch vụ 52,8 45 38,1

Tổng 100 100 100

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 36)