0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong giai đoạn này là:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 32 -32 )

+ Về giao thông, đã khôi phục và nâng cấp tuyến đường ven biển từ Thị trấn Cái Rồng đi Vạn Yên, nối với tuyến Đoàn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên thành đường vành đai vừa phục vụ dân sinh, vừa bảo vệ an ninh - quốc phòng. Mở rộng và nâng cấp tuyến đường 31 thành đường tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, đồng thời xây dựng các cầu cống bảo đảm giao thông thông suốt quanh năm.

+ Về điện, xây dựng đường dây tải điện 35 KV đến các trung tâm xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, đồng thời với các trạm hạ áp kèm theo.

+ Về thuỷ lợi, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, cầu máng nội đồng phục vụ tưới tiêu nước trong sản xuất. Tăng độ bền vững của công trình bằng việc kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi đầu nguồn, củng cố các đập dâng để tăng thể tích nước chứa. Tiếp tục đầu tư mở rộng và nâng cao công suất cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân ở Thị trấn Cái Rồng và hai xã lân cận là Hạ Long và Đông Xá.

Như vậy, so với giai đoạn trước 1995, kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn giai đoạn 1996 – 2000 tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế nông thôn có những bước chuyển dịch đáng kể: Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 53,4% (1995) xuống còn 34,3% (2000); ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 15,1% (1995) lên 18,1% (2000) và dịch vụ tăng mạnh từ 31,5% (1995) lên 47,6% (2000). Cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn giai đoạn này là: thương mại, dịch vụ – nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng.

* So sánh một số chỉ tiêu của Vân Đồn với Quảng Ninh và cả nước (năm 1997)

Như vậy năm 1997, nhịp độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người của huyện Vân Đồn thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước.

Về cơ cấu GDP, năm 1997 khu vực nông- lâm- ngư nghiệp của Vân Đồn là 38,3%, trong khi Quảng Ninh là 20,5% và cả nước là 26,2% GDP. Khu vực công nghiệp - xây dựng của Vân Đồn là 16,1%, của Quảng Ninh là 34,6% và cả nước là 31,2%. Riêng khu vực dịch vụ của Vân Đồn lại chiếm tỷ trọng cao (45,6%).

2.3. Giai đoạn 2000 đến nay

Về địa giới hành chính của huyện trong giai đoạn này vẫn không có sự thay đổi. Tốc độ đô thị hoá của huyện diễn ra khá nhanh. Đây là giai đoạn huyện triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn của cả Nhà nước và ngoài Nhà nước

Đơn vị Vân Đồn Quảng Ninh Đông Bắc Cả nước 1.Nhịp độ tăng GDP % 6,9 10,5 5,9 8,3 2. GDP bình quân/người (giá hiện hành) Nghìn đồng 2465 3928 1560 3430 USD 224 341 136 305 3.Cơ cấu GDP

Nông-lâm- ngư nghiệp % 38,3 20,5 39,7 26,2

Công nghiệp- xây dựng % 16,1 34,6 24,4 31,2

trên địa bàn huyện. Đồng thời đây cũng là giai đoạn huyện Vân Đồn đứng trước nhiều thời cơ vận hội mới, đó là: Năm 2005 cầu Vân Đồn được khánh thành và đưa vào sử dụng, nối đất liền với huyện đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán với các khu vực lân cận. Đặc biệt năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 789/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế- xã hội khu kinh tế Vân Đồn”.

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện giai đoạn này tạo ra những thuận lợi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế – xã hội, tạo mở công ăn việc làm cho người lao động.

Năm 2000 Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần XX diễn ra và đã xác định: “Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ – nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng; phát triển du lịch và thuỷ sản thành các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đồng thời ra sức đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến – tiểu thủ công nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư đến với huyện đảo Vân Đồn”.

Phát huy truyền thống huyện đảo anh hùng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân trong toàn huyện đã bám sát sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ thuận lợi, mở rộng giao lưu kinh tế, tích cực chủ động sáng tạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và thu được nhiều thành tựu to lớn. Nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đạt và vượt mức đề ra, đặc biệt là trong phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…tạo động lực quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 32 -32 )

×