Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 55)

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn đến năm

2.1. Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch

Công tác quy hoạch, kế hoạch là cơ sở quan trọng để xác định cơ cấu đầu tư và cơ cấu lại nền kinh tế. Việc tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn phải dựa trên việc xác định cơ cấu ngành, nghề, bộ phận hợp lý; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn phải phù hợp với tiềm năng, thế mạnh cũng như các điều kiện của một huyện đảo, đồng thời phải củng cố và phát triển các quan hệ sản xuất trên địa bàn nông thôn, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế cùng được phát triển.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Vân Đồn tuy công tác này sớm được đề ra nhưng đến nay vẫn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu tầm nhìn chiến lược. Cụ thể là chưa có sự phối hợp tốt giữa các địa phương và giữa địa phương với ngành trong quy hoạch. Quy hoạch chủ yếu tập trung vào kinh tế Nhà nước, chưa bao quát hết tất cả các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện.

Quy hoạch còn mang tính khái quát, chưa chỉ ra được những công việc phải làm trong từng bước đi vì công tác dự báo thị trường, nhu cầu thị trường, tình hình khu vực và thế giới còn nhiều hạn chế.

Đối với công tác quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn, chúng ta cần tiến hành:

- Lập quy hoạch phát triển và mở rộng các nhà máy chế biến hải sản, đa dạng hoá các mặt hàng hải sản chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.

- Quy hoạch xây dựng đồng bộ các cảng cá và các cơ sở hậu cần nghề cá như: cơ sở sản xuất nước đá, cung cấp xăng dầu, cơ sở thu mua hải sản, xưởng sữa chữa tàu thuyền…

- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, thông tin…trên địa bàn huyện.

Cụ thể là: Cải tạo và nâng cấp tuyến đường 31 liên xã trên đảo Cái Bầu đạt tiêu chuẩn cấp 4 miền núi với tổng chiều dài 35 km. Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cảng: Cái Rồng, Minh Châu, Cống Yên, Thắng Lợi, Bản Sen…Có kế hoạch nhằm hiện đại hóa hệ thống bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác và thông suốt trong nội bộ huyện và giữa huyện với các vùng trên cả nước…Quy hoạch xây dựng khu thương mại Thị trấn Cái Rồng với chức năng đầu mối cho các hoạt động thương mại – du lịch – dịch vụ của huyện.

- Cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành dịch vụ du lịch của huyện nhằm phát huy lợi thế về các tiềm năng tự nhiên du lịch biển của huyện Vân Đồn. Chú trọng đầu tư xây dựng các loại hình: du lịch sinh thái rừng – biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lễ hội truyền thống…xây dựng một số quần thể du lịch – thể thao – giải trí có đủ sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

- Đối với nông nghiệp:Tiến hành quy hoạch cải tạo và nâng cao chất lượng vườn cam đặc sản tại xã Vạn Yên, xã Đài Xuyên, xã Bản Sen; khu vực trồng chè tại xã Bản Sen. Huyện cần có sự đầu tư đồng bộ và cân bằng về mọi mặt giữa các xã, đồng thời quy hoạch phải tính đến đặc điểm đất đai, thuỷ lợi, tiêu thụ sản phẩm…

- Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…phải tính đến yếu tố dân cư và yếu tố môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w