Quan điểm, định hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông thôn

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 46)

- Về cơ sở hạ tầng nông thôn, trong giai đoạn này cũng có những bước phát triển rất mạnh, cụ thể:

1.Quan điểm, định hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông thôn

1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta đến năm 2020 của nước ta đến năm 2020

1.1.1. Quan điểm, mục tiêu

a. Quan điểm:

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nước ta giai đoạn 2001-2010 đã bao quát các nội dung về phát triển kinh tế- xã hội nói chung, kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Nội dung của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội( 2001-2010) là: “ đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

b. Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát, chiến lược đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đó là “ Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu…Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP Là 16-17%; công nghiệp là 40- 41%; dịch vụ là 42- 43%, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%”.

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nước ta giai đoạn 2001- 2010, Nghị quyết Hội nghị Lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX

về CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn đã đưa ra những chủ trương, định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó tập trung vào “ xây dựng nông thôn nước ta ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

1.1.2. Định hướng

Xuất phát từ các quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta đã xây dựng định hướng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó tập trung vào định hướng phát triển các ngành kinh tế ở nông thôn, như sau:

- Đối với nông, lâm, ngư nghiệp:

+ Đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn phù hợp với nhu cần của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn”.

+ Chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ, liên kết nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ trên từng địa bàn và trên cả nước.

+ Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong nông nghiệp, phát triển và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi.

+ Giá trị tăng của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp bình quân 4- 4,5%/ năm. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 40 triệu tấn, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%.

- Đối với công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn:

Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Có các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đến năm 2010, tỷ trọng của khu vực công nghiệp là 40- 41% GDP và dịch vụ là 42- 43% GDP.

1.2. Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Hoà nhịp cùng xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh cũng tiến hành công cuộc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có xác định các quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau:

1.2.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển kinh tế nông thôn Tỉnh Quảng Ninh theo hướng CNH - HĐH, kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác, trong đó ưu tiên phát triển du lịch, nhưng phải chú trọng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường.

- Tăng trưởng kinh tế nông thôn đi đôi với phát triển văn hoá- xã hội, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, đặc biệt chú trọng đến vùng núi, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số…

- Điều chỉnh và cải thiện tổ chức kinh tế theo lãnh thổ, kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển ở tiểu vùng phía tây của tỉnh với phát triển nông nghiệp- lâm nghiệp- công nghiệp chế biến, dịch vụ ở tiểu vùng phía đông của tỉnh và khu vực miền núi, giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho các vùng phát triển, hạn chế chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng.

1.2.2. Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 46)