Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức luân chuyển hàng hoá năm 2006 đạt 105 tỷ đồng (bằng 100% kế hoạch đề ra). Chỉ giá tiêu dùng tăng 4,1% so với năm 2005. Dịch vụ du lịch phát triển và tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2005.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn từ năm 1995 đến nay 1995 đến nay
Hơn 10 năm qua (1995 – 2007), huyện Vân Đồn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong điều kiện một huyện miền núi,
hải đảo còn gặp rất nhiều khó khăn: dân cư sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, tốc độ đô thị hoá chậm, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều hạn chế… Nhưng được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND – UBND tỉnh Quảng Ninh, sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung của huyện, sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong huyện, huyện Vân Đồn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
2.1. Giai đoạn trước đến năm 1995
Huyện Vân Đồn tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện huyện có sự thay đổi về địa giới hành chính. Ngày 23 tháng 03 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP về “ Thành lập huyện Cô Tô và đổi tên huyện Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh thành huyện Vân Đồn”. Theo đó hai xã Cô Tô và Thanh Lân được tách ra để thành lập huyện Cô Tô, huyện Vân Đồn còn lại 11 xã và 1 thị trấn, bao gồm: Hạ Long, Đông Xá, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Bản Sen, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn và Thị trấn Cái Rồng. Huyện Vân Đồn lúc này có diện tích tự nhiên còn lại là 59. 676 ha với 29. 000 nhân khẩu.
Năm 1995 là năm đầu tiên, Đảng bộ và nhân dân huyện Vân Đồn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội theo địa giới hành chính mới, với tên gọi mới. Với địa thế một huyện miền núi, hải đảo còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt kinh tế – xã hội của huyện Vân Đồn, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế của huyện và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện.
Trong khi đó, tình hình chính trị thế giới giai đoạn này hết sức phức tạp, tình hình trong nước còn gặp nhiều khó khăn do công cuộc đổi mới vẫn đang trong giai đoạn vận hành, chuyển đổi kinh tế đất nước còn nằm trong nạn lạm phát.
Ở huyện Vân Đồn, nhiều xí nghiệp Nhà nước, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã khai thác và chế biến hải sản vẫn bị đình trệ trong sản xuất. Trong
nông nghiệp, các Ban quản lý Hợp tác xã không đảm đương được vai trò quản lý của mình trước đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.
Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn như sau:
Cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn năm 1995.
Ngành Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%)
Nông – lâm – ngư nghiệp 44 063 53,4
Công nghiệp – xây dựng 12 450 15,1
Thương mại – dịch vụ 25 987 31,5
Tổng số 82 500 100