Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn:

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 29)

+ Về giao thông: Giai đoạn này các tuyến đường liên xã như tuyến Đoàn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên, tuyến Quan Lạn - Minh Châu, Ngọc Vừng còn là đường cấp phối và đường đất, chất lượng xấu, trở ngại trong mùa mưa lũ.

+ Về điện: Trong giai đoạn này hệ thống điện lưới quốc gia 35 KV và các trạm hạ thế phân phối điện mới chỉ cung cấp cho thị trấn Cái Rồng và hai xã Đông Xá, Hạ Long. Phần lớn công suất phụ tải điện phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Xã Quan Lạn - Minh Châu được đầu tư máy phát điện, nhưng tỷ lệ được dùng điện mới đáp ứng 30% số hộ gia đình với thời gian thắp sáng là 3 giờ/ ngày. 7/ 11 xã còn lại chưa có điện sử dụng.

+ Về cấp nước: Việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của dân cư Thị trấn Cái Rồng và một số hộ giáp danh với khu vực thị trấn. Tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt của dân cư trên các tuyến đảo, đặc biệt vào mùa khô vẫn là một khó khăn lớn của huyện.

+ Về thuỷ lợi: Mặc dù đã được đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, tuy nhiên hệ thống tưới tự chảy chưa được hoàn chỉnh, về mùa khô nguồn nước cạn kiệt nên không thể chủ động được.

Như vậy, trong giai đoạn này khu vực nông- lâm- ngư nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, chiếm tỷ trọng 53,4% trong cơ cấu kinh tế của huyện; Thương mại- dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao 31,5% ( nhưng chủ yếu là dịch vụ không kinh doanh chiếm 22,1%, còn các ngành dịch vụ kinh doanh chỉ chiếm 9,4% GDP); Công nghiệp- xây dựng chiếm 15,1% GDP của huyện. Kinh tế nông thôn của huyện về cơ bản vẫn là nông - lâm - ngư nghiệp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển.

2.2. Giai đoạn 1996 - 2000

Giai đoạn này huyện Vân Đồn chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện ổn định về địa giới hành chính. Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XIX( 1995) đã xác định: Phát triển kinh tế hàng hóa, khai thác các tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu, đồng thời ra sức phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của nhân dân, áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nhằm tăng nhanh các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế”. Huyện Vân Đồn tiến hành thực hiện các chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện, chương trình phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới huyện Vân Đồn giai đoạn 1996 – 2000, để có những bước đi đúng đắn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.

Trong nông nghiệp, huyện chỉ đạo thực hiện việc giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình yên tâm đầu tư sản xuất (theo Nghị định số 64 NĐ/CP của Chính phủ). Đồng thời đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư vốn để thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng có hiệu quả. Đầu tư phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là nuôi trồng các loài nhuyễn thể mang lại hiệu quả kinh tế cao như: ngọc trai, tu hài…

Trong công nghiệp - xây dựng, thực hiện việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, phát triển các cơ sở chế biến nông - lâm - thuỷ sản, góp phần thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: do điều kiện địa lý của một huyện miền núi, hải đảo nên việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các xã đảo là rất cần thiết. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động kinh doanh mua bán chỉ diễn ra mạnh ở khu vực chợ Trung Tâm Cái Rồng. Việc cung cấp hàng hoá phục vụ cho các xã đảo còn nhiều hạn chế, thiếu tính ổn định.

Trong giai đoạn này, khắc phục các hạn chế, khó khăn để từng bước đi lên phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Vân Đồn đã đạt được những bước phát triển khá về kinh tế, cụ thể như sau:

Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra: “ Tăng tỷ trọng ngành thương mại- dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện”.

Cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn năm 2000:

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 29)