Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 49)

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

1.3.1.Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm

thôn của huyện Vân Đồn đến năm 2020

1.3.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm 2020 Đồn đến năm 2020

1.3.1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế – xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020

- Cần ưu tiên đầu tư để huyện Vân Đồn phát huy được thế mạnh kinh tế rừng – biển và giữ vững an ninh – quốc phòng, bảo vệ biên giới lãnh hải quốc gia. Đồng thời phát triển kinh tế – xã hội huyện Vân Đồn cần đặt trong mối

quan hệ hữu cơ, tận dụng các cơ hội để hoà nhập vào quá trình phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, vùng kinh tế Đông Bắc và cả nước.

- Phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh, hướng trọng tâm phát triển kinh tế của huyện vào phát triển toàn diện kinh tế hướng biển, gồm: các loại hình du lịch, thương mại – dịch vụ du lịch, thuỷ hải sản, giao thông biển… để kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển trên địa bàn của huyện, của tỉnh.

- Khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển toàn diện ngư – lâm – nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo mô hình trang trại vườn rừng, nuôi trồng thuỷ hải sản gắn với chế biến nhằm tạo ra sự phân công lao động mới ở nông thôn. Đa dạng hoá ngành nghề, trước hết là phát triển các nghề biển và dịch vụ nghề biển, nghề rừng, đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến hải sản, lâm sản và dịch vụ du lịch, vận tải đường biển.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện, trước hết là nâng cấp tuyến đường 31 và các tuyến đường nối liền tất cả các xã trên đảo Cái Bầu, nâng cấp các tuyến đường ở xã đảo. Mở rộng cảng Cái Rồng, chợ cá Hạ Mai, các bến cảng cho tầu thuyền neo đậu và cơ sở hạ tầng đồng bộ ở các xã đảo nhằm tạo lợi thế giao lưu, tăng cơ hội và môi trường đầu tư.

- Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp dân cư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người toàn diện, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trên địa bàn huyện, thực hiện dân chủ ở cơ sở, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về mức sống của dân cư trong huyện so với tỉnh Quảng Ninh và cả nước.

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội gắn với quy hoạch tổ chức và phân bố lại các điểm dân cư trên các tuyến đảo.

1.3.1.2. Quan điểm chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện vân đồn đến năm 2020 (Trang 49)