- Về cơ sở hạ tầng nông thôn, trong giai đoạn này cũng có những bước phát triển rất mạnh, cụ thể:
3. Quản lý Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn từ năm 1995 đến nay
Đồn từ năm 1995 đến nay
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn giai đoạn 1995 đến nay luôn gắn liền với vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà Đảng và Nhà nước đề ra, huyện Vân Đồn đã từng bước xây dựng cho mình bước đi thích hợp trong từng giai đoạn. Những kết quả, thành tựu đã đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn trước hết phảt kể đến vai trò định hướng, chỉ đạo, điều hành, quản lý của chính quyền trên địa bàn huyện.
Năm 1994 được coi là một bước ngoặt đối với huyện đảo Vân Đồn. Huyện Cô Tô được thành lập nhờ tách hai xã Cô Tô và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả. Các đơn vị hành chính còn lại của huyện Cẩm Phả được giữ nguyên và đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn. Địa giới hành chính mới của huyện Vân Đồn được thu hẹp, tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện được thuận lợi hơn, tập trung hơn.
Năm 1995 là năm đầu tiên huyện Vân Đồn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội theo địa giới hành chính mới. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (1995) đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện giai đoạn 1995- 2000, trong đó bao hàm các mục tiêu về phát triển kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, chương trình phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nông thôn mới huyện Vân Đồn giai đoạn 1996- 2000, 2001- 2010 cũng được huyện triển khai thực hiện.
Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, huyện đã thực hiện nhiều chính sách như: miễn giảm thuế nông nghiệp cho các hộ dân xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách giao đất giao rừng, chính sách đầu tư phát triển kinh tế trang trại, chính sách đầu tư phát triển giao thông nông thôn…
Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng từng bước được thiết lập phù hợp với yêu cầu khách quan về quản lý kinh tế trên địa bàn huyện trong từng giai đoạn.
Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên- Môi trường, Thanh tra huyện… là những cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân huyện đảm đương vai trò quản lý và phát triển kinh tế, kinh tế nông thôn của huyện.
Các Ban quản lý Hợp tác xã, các Cơ sở khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công từng bước được kiện toàn và đổi mới để có thể thực hiện vai trò của mình trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện.
Năm 2005, Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện được thành lập, tạo điều kiện cho phổ biến, ứng dụng, tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất đến với người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế nông thôn.
Đối với mỗi giai đoạn, đi liền với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của huyện, Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế và kinh tế nông thôn cũng có sự kiện toàn trong tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Năm 2000 Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XX diễn ra đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn tiếp theo. Trong đó, trọng tâm vào phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn cuả huyện là Du lịch, Thuỷ sản; phát triển các ngành Công nghiệp chế biến- Tiểu thủ công nghiệp.
Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế và kinh tế nông thôn, các phòng ban, đơn vị sự nghiệp có sự điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới: Phòng Du lịch- Thương mại, Phòng Thuỷ sản, Phòng Địa chính- Công nghiệp, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Trung tâm hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên… được thành lập.
Công tác bổ sung cán bộ, công chức viên chức cho các phòng ban chuyên môn, đổi mới chế độ hội họp, quy chế làm việc của Uỷ ban Nhân dân các cấp đã
và đang được thực hiện. Công tác cải cách hành chính, công khai hoá thủ tục, chính sách, cơ chế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện.
Trong công tác quản lý Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn từ 1995 đến nay, vấn đề phân cấp trong quản lý đã và đang được tiến hành mạnh mẽ:
+ Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch:
Uỷ ban Nhân dân huyện tiến hành lập quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện, trong đó bao gồm quy hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn huyện. Đồng thời, Uỷ ban Nhân dân huyện giao cho Uỷ ban Nhân dân các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tại địa phương mình.
+ Đối với công tác tổ chức triển khai thực hiện:
Phòng Kinh tế phối hợp với các ngành của Tỉnh, tăng cường tổ chức tiếp nhận những giống cây, con, công nghệ kỹ thuật mới vào áp dụng trên địa bàn huyện.
Phòng Tài nguyên- Môi trường và Phòng Kinh tế phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phù hợp với định hướng sử dụng đất của huyện trong từng thời kỳ.
Phòng Tài chính – Kế hoạch được giao quản lý, bố trí sử dụng kinh phí cho mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể phối hợp với Uỷ ban Nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên từng địa bàn xã phường cụ thể.