Nhóm giải pháp về kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 104)

Như chúng ta đều đã biết rằng lượng hàng hoá BĐS trên luôn có nhiều biến động và khó kiểm soát, để thị trường BĐS phát triển và đi đúng hướng cần tới sự điều tiết của Nhà nước vào quan hệ cung cầu hàng hoá BĐS.

Hiện nay còn tồn tại nhiều thách thức cho sự phát triển của thị trường bất động sản như tình trạng dân số cơ học ngày càng cao, hạ tầng kỹ thuật, giao thông huyết mạch còn yếu, quy hoạch chắp vá, quản lý vĩ mô và điều hành đô thị chưa hoàn thiện. Vì vậy, về lâu dài cần có biện pháp tổng thể từ phân vùng, quy hoạch minh bạch của thị trường, nhất là khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường này và tỷ trọng đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội.

Cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ và minh bạch về BĐS bởi chính sách quản lý tài nguyên đất là cơ quản và quan trọng trong hệ thống các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với thị trường này, đặc biệt là cần nhanh chóng đổi mới chính sách tài chính đối với thị trường BĐS. Nhà nước chủ yếu điều tiết giá đất bằng quan hệ cung cầu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để dễ dàng chuyển BĐS thành vốn đầu tư.

Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát triển BĐS. Nhà nước chủ động toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp, điều tiết thị

101

trường đất đai thứ cấp, đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch đã được xét duyệt. Công khai minh bạch trong quản lý đất đai (từ việc giao đất, cho thuê đất đến việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất). Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đăng ký BĐS thống nhất, công khai hóa hoạt động kinh doanh BĐS và thông tin về thị trường BĐS.

Bất động sản là một lĩnh vực không đơn thuần là chỉ là một ngành kinh tế kỹ thuật. Vì vậy nhiệm vụ kiểm tra, tổ chức quản lý thị trường bất động sản cũng được phân giao cho các cơ quan Nhà nước đồng thời phối hợp thực hiện theo chức năng quản lý (Bộ Kế hoạch đầu tư quản lý dự án và doanh nghiệp, Bộ Tư pháp quản lý đăng ký giao dịch đảm bảo; Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý đất đai; Bộ Xây dựng quả lý nhà, thị trường bất động sản; Ngân hàng Nhà nước quản lý số dư tín dụng…Tuy nhiên để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất thực hiện cần có một cơ quan quản lý cấp Nhà nước về bất động sản và thị trường bất động sản. Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên nghiệp, đồng bộ nhất quán giữa các Bộ ban ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hệ thống đo lường chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình, xây dựng chế tài xử phạt và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật của Nhà nước về đất đai và quản lý đất đai.

Bên cạnh đó, tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp kinh doanh BĐS.

Muốn công việc này thực hiện được cần cho phép mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng lập doanh nghiệp và kinh doanh BĐS, nhưng phải đăng ký kinh doanh và làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Hình thành và phát triển doanh nghiệp phát triển đất, doanh nghiệp kinh doanh BĐS Nhà nước. Doanh nghiệp kinh doanh BĐS Nhà nước hoạt động khai thác trong lĩnh vực: Mua bán, cho thuê BĐS Nhà nước. Doanh nghiệp

102

phát triển đất hoạt động nhằm khai thác phát triển đất ở những vùng đất mới để cung cấp quỹ đất cho các dự án đầu tư, thương mại, dân dụng, hoặc để chuyển nhượng, cho thuê...

Ta biết rằng kinh doanh BĐS là một ngành kinh doanh đặc biệt phức tạp, đòi hỏi cần chú trọng công tác đào tạo các nghề nghiệp chuyên môn phục vụ cho hoạt động của thị trường như: Nghề “trung gian” (môi giới) BĐS, nghề định giá BĐS, nghề phát triển BĐS, nghề tư vấn BĐS.

Để tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS không những cần đến nhận thức của người tham gia thị trường BĐS, môi trường pháp lý, quy hoạch - kế hoạch, chính sách... mà còn cần các cán bộ quản lý có kiến thức, trình độ chuyên môn. Đây là lực lượng chính trong quản lý thị trường BĐS đang cần được đào tạo chuyên môn.

103 KẾT LUẬN

Sự hình thành, phát triển thị trường BĐS là tất yếu khách quan và mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam là phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.

Để phát triển thị trường BĐS, Nhà nước có vai trò to lớn. Vai trò Nhà nước thể hiện thông qua các chức năng tạo lập môi trường pháp luật; hạn chế, khắc phục các khuyết tật thị trường; định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường và kiểm tra kiểm soát.

Trong những năm qua, thị trường bất động sản nước ta đang từng bước hình thành và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Nhà nước cũng đã phát huy được vai trò của mình trong sự phát triển này. Tuy nhiên, cũng còn không ít bất cập trong việc thực hiện vai trò đó.

Trong xu thế hội nhập thế giới bước vào WTO đòi hỏi thị trường phải hoàn thiện hơn để bắt kịp với sự phát triển. Dự báo trong các năm tới đây thị trường sẽ khởi sắc hơn rất nhiều với sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngoài. Không những thế con người tham gia thị trường phải là những con người năng động có đầy đủ điều kiện để hoạt động tốt nhất, lợi ích cao nhất không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn xã hội.

Để phát huy vai trò Nhà nước đối với thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới, cần phải xuất phát từ thực tế thị trường BĐS Việt Nam, những nhân tố quốc tế đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thị trường này. Hàng loạt vấn đề cần phải nỗ lực thực hiện như: hoàn thiện môi trường pháp luật; đẩy mạnh khắc phục các khuyết tật thị trường; tăng cường hoạt động định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường và kiểm tra kiểm soát của Nhà nước…

Thị trường bất động sản Việt Nam có thể đi đúng hướng như định hướng của Đảng và Nhà nước ta hay không đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của các chủ thể tham gia. Đó là cả một quá chuyển biến lâu dài không thể ngày một ngày

104

hai là có thể làm xong. Chắc chắn trong thời gian tới thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ đáp ứng được ngày càng đầy đủ hơn, chất lượng hơn cho đời sống dân cư.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đinh Văn Ân (2009), Chính sách phát triển thị trường bất động sản: Bài

học kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Nxb Thống kê.

2. Báo cáo thị trường văn phòng cho thuê, công ty bất động sản CB. Richard Ellis Vietnam qua các năm.

3. Bộ Xây dựng (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

4. Thái Bá Cẩn (2003), Thị trường bất động sản: những vấn đề lý luận và

thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Tài chính.

5. Trần Kim Chung: “Môi trường đầu tư Bất động sản Việt nam: Thực

trạng và Giải pháp”, Ban nghiên cứu Khoa học quản lý.

6. Hoàng Văn Cường (2006), Thị trường bất động sản, Nxb Xây dựng.

7. Gary W. Eldred, Đại học Trump (2010), Bất động sản 101, Nxb Lao

động- xã hội, Hà Nội.

8. Vũ Thị Hạnh (2008), Thu hút FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

9. Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bổng (2005), Quản lý đất đai và bất động sản

đô thị, Nxb Xây dựng.

10. Trần Quang Huy và Nguyễn Quang Tuyến (2009), Pháp luật về kinh

doanh bất động sản, Nxb Tư pháp.

11. Nguyễn Trần Nam: Định hướng về quản lý thị trường bất động sản Việt

Nam trong thời gian tới, tham luận hội thảo “Thị trường BĐS Việt Nam: Những vấn đề doanh nghiệp quan tâm”, Hà Nội 01/08/2010.

106

12. Vũ Văn Phấn: Bình luận về tác động của những chính sách mới với sự

phát triển của thị trường bất sđộng sản, tham luận hội thảo “Thị trường BĐS Việt Nam: Những vấn đề doanh nghiệp quan tâm”, Hà Nội 01/08/2010.

13. Quốc hội (2003), Luật đất đai. 14. Quốc hội (2005), Luật nhà ở.

15. Quốc hội (2006), Luật kinh doanh BĐS.

16. Đặng Đức Thành (2010), Kinh doanh bất động sản và mục tiêu trụ hạng, Nxb Trẻ.

17. Đinh Trọng Thắng (2008), “Các kênh huy động vốn đầu tư Bất động

sản”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

18. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bổng (2004), Giáo trình bất động

sản, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

19. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X. Tiếng Anh

20. Adam B. Ashcraft, Til Schuermann, Federal Reserve Bank of New

York, Staff Reports: Understanding the Securitization of Sub- prime Mortage

Credit, March 2008.

21. Internatioanl Monetary Fund, Research Department (in consultation with the Fiscal Affairs and Monetary and Capital Market Department s): Lessons of the Global Crisis for Macroeconomic Policy, 19th Feb. 2009.

22. Peter Hooper, Deutche Bank: Digesting the Credit Crunch Home Prices

Are Key, 22sd April 2008.

23. William B. Gwinner Anthony Sanders, the World Bank Financial and

107

Financial Instituitions Division: The Sub Prime Crisis: Implications for Emerging Markets.

Website:

24. Bộ Xây dựng http://moc.gov.vn

25. Cục quản lý nhà và thị trường BĐS http://quanlynha.vietreal.net.vn. 26. Hiệp hội BĐS Việt Nam http://tapchibatdongsanvietnam.vn

27. Mạng các sàn giao dịch BĐS Việt Nam http://sanbatdongsan.net.vn 28. Tổng cục thống kê http://gso.gov.vn 29. http://useconomy.about.com/old/glossary/g/mortgage_securi.htm 30. http://homebuying.about.com/mortgagearticles/a/deedoftrust.htm 31. http://investmenttools.com/median_and_average_sales_prices_of_hous es_sold_in_the_us.htm 32. http://mortgage-x.com/general/indexes/cofi.asp 33. http://www.remax-western.ca/real-estate-gosasary

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 104)