Những khuynh hướng phát triển trị trường bất động sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 94)

Nam

Với những diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, giai đoạn tới sẽ làm tiềm năng phát triển cho một số phân khúc thị trường cụ thể.

Phân khúc thị trường đầu tiên phải kể đến là thị trường bán lẻ - đây là một thị trường được coi là sôi động trong khi các thị trường khác trầm lắng. Việt Nam là một quốc gia có sức hút về thị trường bán lẻ, trong tương lai thương mại hiện đại sẽ phát triển ổn định tại đây. Theo báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, nguồn cung diện tích bán lẻ tăng 10.000 m2 trong quý 1 - 2011, nâng tổng diện tích bán lẻ lên 440.000m2, tăng 2,33% so với cuối năm 2010. Một lượng cung đáng kể (180.000 m2) sẽ được đưa ra thị trường trong các quý 2-4 của năm 2011 từ các dự án như Savico Mega Mall, Keangnam Landmark Tower, Vincom Centre Long Bien và nâng tổng diện tích bán lẻ ước tính sẽ đạt trên 620.000 m2, tăng 44% so với cuối năm 2010. Gần đây, vào ngày 14/6, trung tâm thương mại Indochina Plaza với tổng diện tích 18.000 m2 đã được chính thức công bố cho thuê.[11]

Theo đánh giá của Công ty AC Nielsen Việt Nam, tốc độ phát triển của thị trường này được các doanh nghiệp đánh giá cao, tập trung chủ yếu vẫn là hai thị trường truyền thống Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Một mảng thị trường khác hiện là xu hướng đầu tư kinh doanh mới phát triển trong vòng 1 thập kỷ qua đó là bất động sản du lịch. Tuy không phát triển nóng và rầm rộ như các dòng sản phẩm khác của thị trường BĐS nhưng việc tìm kiếm đất, địa điểm đầu tư của các nhà đâu từ rất sôi động. Đây được coi là một thị trường tiềm năng tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức. Phân khúc thị trường Bất động sản du lịch phát triển trong thời gian qua với các tiểu phân khúc mang tính tự phát như khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải

91

trí, các khu du lịch… Theo báo cáo của G4B, từ tháng 11/2009 đến 1/2010, nhiều nhà đầu tư nước ngòai vẫn tiếp tục đổ vốn vào các dự án du lịch tại Việt Nam với lượng tiền lớn, chiếm 44.7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp FDI trên cả nước. Để thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế cũng như các nhà đầu tư trong nước, có một số lý do quan trọng sau:

Thứ nhất: Việt Nam vẫn giữ được sự tăng trưởng. Theo báo cáo của City

Global Market năm 2011 thì tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam dự báo tăng trung bình trên 7% đến 2050. Việt Nam dự kiến đứng thứ 5 trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới giai đoạn 2010 – 2050

Thứ hai: Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất thế giới với gần

90 triệu người trong năm 2010 với dân số trẻ, có học thức và hiệu suất cao. Đây là đối tượng có nhu cầu đi du lịch và sử dụng các dịch vụ giải trí cao.

Thứ ba: Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tiềm năng về du lịch,

một điểm đến an tòan và thân thiện với 5 di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhiều danh lam thắng cảnh… Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách ra vào Việt Nam ngày càng tăng với tộc đô tăng trưởng trung bình khoảng 11 – 11.5%/năm (năm 2010 có 5 triệu lượt khách du lịch vào Việt Nam).

Thứ tư: Thuận lợi từ chính quyền.Nhà nước cũng như chính quyền địa

phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia.

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 94)