Nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 91)

Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Nam đã thăng hạng 3 bậc, đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại của JETRO đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo Kinh doanh Nikkei, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan. Với tư cách là thị trường tiêu thụ, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia.

Năm 2011, giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do chúng ta đã chú trọng việc thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án, phối hợp với các Bộ ban ngành, địa phương tiến hành rà soát, phân loại dự án và tập trung hỗ trợ tháo

88

gỡ vướng mắc khó khăn cho nhà đầu tư. Đồng thời kiên quyết xử lý các dự án chiếm dụng đất lớn, nhà đầu tư chậm triển khai, tiến hành thu hồi đất và thu hồi giấy CNĐT.

FDI đầu tư vào bất động sản đứng thứ hai so với nền công nghiệp chế biến và sản xuất. Tính đến tháng 6/2011, có 699 tổng dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngòai tương đương với xấp xỉ 59.9 tỷ Đôla Mỹ. Các dự án tập trung hầu hết tại TP Hồ Chí Minh với 143 dự án tương đương với 9.6 tỷ Đôla Mỹ, tổng đăng ký thực hiện bằng 6,3 tỷ Đôla Mỹ.

Một trong những điểm nổi bật của năm 2011 là xu hướng cấp GCNĐT cho những dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất động sản, đã giảm hẳn. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư) FDI bất động sản, 11 tháng qua mới thu hút được chưa đến 500 triệu USD, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, trong khi vào năm ngoái, đây là lĩnh vực có lượng vốn FDI đăng ký đổ vào nhiều nhất, tới trên 6,8 tỷ USD [8].

Hiện nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài đang thận trọng giám sát các vấn đề liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam trước khi quyết định đầu tư vào như: lạm phát cao (21% vào tháng 6/2011), giới hạn thanh khoản (20% giới hạn về tăng trưởng tín dụng), tỷ lệ lãi suất cao (cho vay tương đương với 22-25%), biến động ngoại tệ (7% trượt giá), hiệu quả họat động của một số công ty Nhà nước (Vinashin không có khả năng hoàn trả các khỏan vay quốc tế). Chính những yếu tố rủi ro vĩ mô không chỉ tác động đến tâm lý nhà đầu tư quốc tế vào thị trường bất động sản Việt Nam mà chính những điều đó hiện đang tác động rất lớn đến thị trường bất động sản Việt Nam. Do thiếu vốn đầu tư, nhiều công trình xây dựng bị hoãn lại do chủ đầu tư không thể vay lãi suất cao. Dự đoán

89

thị trường văn phòng sẽ bị tiếp tục quá cung trong vòng 1 – 2 năm tới. Thị trường căn hộ cũng bị quá cung: dự kiến chỉ có 50% của 100.000 căn hộ dự kiến có khả năng được xây dựng trong những năm tới. Tình hình thực tế cũng cho thấy, giá các căn hộ đang giảm và tâm lý người mua đang chờ để giá giảm thêm, nhiều chủ đầu tư bắt buộc phải bán tháo, bán lỗ để lấy vốn tiếp tục quay vòng.

Tuy nhiên, chính sách cởi mở của Nhà nước như người dân được mua nhà ở tại các khu đô thị mà không cần hộ khẩu, tại Nghị định 71 đã mở rộng đối tượng Việt kiều được mua nhà, cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cũng làm tăng nhu cầu về nhà tại các khu đô thị lớn.

Bên cạnh đó, với làn sóng đầu tư tăng sau khi VN gia nhập WTO, nhu cầu về văn phòng, khách sạn và công trình thương mại cũng đang tăng nhanh, nhất là nhu cầu về văn phòng loại A, B, khách sạn 3 – 5 sao tại các đô thị lớn.

Nhu cầu về phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao cũng sẽ làm cho thị trường BĐS ở VN thêm sôi động. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2015, cả nước dự kiến thành lập mới trên 100 khu công nghiệp với diện tích khoảng 26.000 ha.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm qua tương đối cao 8,2 năm 2006; 8,5 năm 2007; 6,2 năm 2008; 5,3 năm 2009 và 6,7 năm 2010 và dự báo năm 2011 là 7%. Mức sống của các hộ gia đình dựa trên thu nhập đầu người được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây

Dân số Việt Nam hiện nay gần 88,87 triệu người, hàng năm không dưới 250.000 gia đình trẻ kết hôn (theo Tổng cục thống kê). Theo cục quản lý nhà (Bộ Xây Dựng), tại các đô thị hiện nay như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng, có trên 30% số hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu được cải thiện chỗ ở.

90

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)