Cam thảo sau khi xác định được tỷ lệ nước chiết, thời gian và nhiệt độ chiết, sau đó đem đi xác định số lần chiết để thu hồi tối đa các chất hòa tan còn trong nguyên liệu góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ bố trí thí nghiệm ở mục 2.5.3 và cho kết quả được trình bày ở phụ lục 8, được ghi ở bảng 3.9 và hình 3.7.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng số lần chiết đến chất lượng cảm quan dịch cam thảo
Số lần chiết (lần)
Màu Mùi Vị Trạng thái
1 Vàng nhạt Mùi thơm
mạnh
Vị ngọt hơi gắt Trong, ít sáng 2 Vàng rất nhạt Mùi thơm vừa Vị ngọt dịu Trong
3 Trong hơi
vàng
Mùi thơm nhẹ Vị ngọt ít Trong sáng
4 Trong, không
màu
Mùi thơm rất nhẹ
Hình 3.7. Ảnh hưởng của số lần chiết đến chất lượng cảm quan dịch chiết cam
thảo
Nhận xét:
Ở lần chiết đầu tiên thì tách được hầu hết các chất hòa tan và hương có trong nguyên liệu, tuy nhiên vẫn con một lượng không nhỏ vẫn còn sót lại trong nguyên liệu vì thế tiến hành chiết rút tiếp lần 2, lần 3 và lần 4, để tận dụng triệt để các chất trong nguyên liệu giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Qua bảng 3.9 và hình 3.7 cho thấy số lần chiết càng tăng thì các chỉ tiêu cảm quan như màu, mùi và vị càng giảm, cụ thể: ở mẫu 1,màu vàng nhạt,mùi thơm mạnh,vị ngọt hơi gắt nhưng số lần chiết càng tăng thì các chỉ tiêu này giảm dần so với số lần chiết, như ở mẫu 4 : màunước trong, không màu, mùi thơm thì rất nhẹ, vị ngọt rất ít, không đảm bảo được yêu cầu chất lượng cảm quan của dịch chiết rút. Ta thấy rằng càng về các lần trích ly sau thì nồng độ chất khô của dịch càng giảm mạnh. Do vậy khi khảo xác số lần chiết rút, chỉ sử dụng đến dịch chiết của lần trích ly thứ 2, trộn với lần trích ly đầu tiên để làm giảm nồng độ chất tan, mùi, vị đến mức hài hòa, đồng thời làm giảm giá thành của sản phẩm.