Đối với các tổ chức chính trị-xã hội:

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 49)

NÔNG THÔN NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

2.2.2.1- Đối với các tổ chức chính trị-xã hội:

Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mạng lưới tổ chức rõ ràng từ trung ương đến cơ sở và những tổ chức này cũng có các mối quan hệ mật thiết với Đảng và Nhà nước. Các tổ chức này đều hoạt động theo điều lệ; mỗi tổ chức đều có

điều lệ riêng của mình. Qua khảo sát cũng cho thấy cơ cấu tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội được đánh giá là khá phù hợp; việc phân chia các bộ phận đều khá hợp lý.

Sau đây, luận văn xin đi vào phân tích cơ cấu tổ chức quản lý của 02 tổ chức hội là: Hội Nông dân và Hội LHPN.

a- Đối với Hội Nông dân:

Hội Nông dân tỉnh Nghệ An là thành viên của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, có chức năng tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; Đại diện cho giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan tỉnh Hội gồm có: Đại hội đại biểu, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch; các Ban: Kinh tế xã hội, Tổ chức, tuyên giáo, Văn phòng và Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Ở các huyện và các xã, phường, thị trấn đều có tổ chức Hội Nông dân; có nhiệm vụ tập hợp nông dân trên địa bàn vào tổ chức.

Việc điều hành hoạt động của Hội Nông dân được thực hiện theo Điều lệ Hội và thông qua Chương trình công tác.

Các hoạt động của Hội Nông dân được gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội khác, các NGOs quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với các mối quan hệ đó, Hội Nông dân đã có nhiều điều kiện để xây dựng và giữ được các mối quan hệ hoạt động. Thông qua đó, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện với sự phối hợp của các tổ chức XHDS để cùng thực hiện một mục tiêu nhất định. Một số kết quả hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Nghệ An trong thời gian qua như sau:

• Công tác tuyên truyền giao dục chính trị:

Hội Nông dân đã căn cứ chủ trương của TW Hội và Tỉnh ủy, có kế hoạch hướng dẫn các huyện, thành, thị Hội triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng như: Tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội triển khai Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Toàn tỉnh đã tổ chức được 28.673 buổi tuyên truyền với 1.917.323 lượt người tham dự. Thông qua công tác tuyên truyền đã làm cho nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân được nâng lên nhiều mặt, khắc phục dần tư tưởng bảo thủ trì trệ, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận nông dân ở nhiều vùng, miền trong tỉnh. Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng các cấp Hội đã góp phần ổn định tư tưởng cho nông dân, động viên hội viên, nông dân hăng hái đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn. Bằng các hình thức tuyên truyền như: Hội nghị, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hội viên hoặc thông qua hệ thống Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, loa truyền thanh xã, xóm và các báo, bản tin Tiếng nói nhà nông…

Công tác xây dựng tổ chức Hội và đào tạo bồi dưỡng cán bộ:

Quán triệt chủ trưởng của BTV tỉnh Hội về “nâng cao chất lượng hội viên gắn với xây dựng chi hội, cơ sở hội vững mạnh” các cấp Hội đã chú trọng đẩy mạnh công tác phát triển hội viên mới. Hàng năm, toàn tỉnh đã kết nạp được 15.863 hội viên; đạt 88,13% chỉ tiêu TW hội giao. Đến năm 2010, số lượng hội viên trong toàn tỉnh đạt 500.675 người. Công tác tổ chức thường xuyên được kiện toàn khi có sự biến động về tổ chức bộ máy do thuyên chuyển, điều động công tác khác. Hội Nông dân tỉnh Nghệ An cũng quán triệt tinh thần về “Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội” đến nay 5.526 Chi hội trong toàn tỉnh đã sinh hoạt tương đối đều kỳ. Hàng tháng, BTV các huyện, thành, thị trực tiếp hướng dẫn các nội dung sinh hoạt trọng tâm để các chi hội triển khai thực hiện. Công tác quản lý hội viên được thực hiện chặt chẽ bằng sổ theo dõi hội viên được thống nhất trong toàn tỉnh.

Cùng với công tác tổ chức, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội cũng được quan tâm thực hiện. Nhằm nâng cao trình độ cho hệ thống cán bộ Hội, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày một cao, trong thời gian qua, các cấp hội đã phối hợp với Trường bồi dưỡng nghiệp vụ Trung ương Hội, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị các huyện để đào tạo cán bộ hội từ cấp cơ sở đến tỉnh từ 1 tháng trở lên; kết quả đã gửi 03 đồng chí đi học cao cấp lý luận chính trị, 74 đồng chí đi học trung cấp lý luận, 5.440 cán bộ được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, trong đó Hội trực tiếp tập huấn là 417 người.

Công tác kiểm tra:

Căn cứ chương trình của Hội về công tác kiểm tra. Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã triển khai kịp thời xuống các đơn vị, kết quả đạt được như sau: Năm 2010, tỉnh Hội đã tiến hành được 165 cuộc kiểm tra, bao gồm: Kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26 của Chính phủ, Pháp lệnh 34 của Ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; kiểm tra việc giao và thực hiện các chỉ tiêu giao hàng năm; kiểm tra tiến độ tổng kết các nội dung về: Xây dựng nguồn lực ở các cấp Hội, tổng kết hoạt động ủy thác vay vốn qua Ngân hàng CSXH, mô hình chi hội trưởng kiêm khuyến nông viên cơ sở, về đổi mới và nâng cao chất lượng chi tổ hội và các hoạt động công tác Hội khác. Các huyện Hội đã tiến hành được 215 cuộc kiểm tra, các cơ sở kiểm tra 1420 cuộc. Nhìn chung hoạt động công tác kiểm tra được các cấp Hội chú trọng và hoạt động có chất lượng và ngày càng đi vào chiều sâu.

Kết quả tổ chức các phong trào nông dân:

+ Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng:

Mỗi năm, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã phát động trên 45.000 hộ gia đình nông dân đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; đến nay có 56 hộ đạt Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp TW, 900 hộ cấp tỉnh, 1.800 hộ cấp huyện và 32.274 hộ cấp cơ sở.

Phong trào hộ nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đổi giảm nghèo tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; mang lại hiệu quả thiết thực. Đã phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và nguồn vốn của các hộ nông dân, phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, từ độc canh thuần nông, quảng canh sang đa canh, thâm canh cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; một số mô hình mới cho hiệu quả cao như: Hộ ông Nguyễn Văn Tý ở Nghi Phong, Nghi Lộc thành lập cơ sở chế biến mây tre đan xuất khẩu cho thu nhập hàng năm trên 1,2 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 56 lao động với mức thu nhập từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/người/tháng. Hộ bà Lê Thị Tính ở Nghĩa Tân, Nghĩa Đàn phát triển trang trại kết hợp chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, hàng năm cho thu nhập từ 210 đến 300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động…

Để tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, các cấp Hội đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ và hỗ trợ nông dân: Về Vốn với số dư nợ đến hết năm 2010 là 1.264.383 triệu đồng; dịch vụ phân bón ký Chương trình phối hợp với Tổng Công ty vật tư nông nghiệp triển khai được hơn 20.000 tấn; Thức ăn chăn nuôi liên kết với các công ty triển khai được 850 tấn thức ăn các loại; tư vấn kỹ thuật chăn nuôi thú y gần 50 cuộc/năm cho các thành viên; tổ chức hàng trăm lớp huấn luyện nông dân theo phương pháp IPM trên cây ngô, rau màu. Ngoài ra, các cấp Hội còn phối hợp với các Trường, các Trung tâm dạy nghề mở lớp dạy nghề ngắn hạn cho 9.150 hội viên, triển khai tập huấn KHKT cho 43.100 lượt hội viên/năm. Góp phần làm cho hoạt động Hội nông dân phong phú, đa dạng hơn, có sức lôi kéo hội viên đến với tổ chức Hội.

+ Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới:

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” các cấp Hội đã tổ chức cho hội viên xây dựng gia đình nông dân văn hóa, tham

gia xây dựng khối xóm, bản làng văn hóa, đã có trên 420.000 hộ nông dân đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa và dự kiến sẽ có trên 362.000 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Các hoạt động phối hợp trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội; chăm sóc trẻ em, xóa mù chữ, bảo vệ môi trường, thực hiện chương trình dân số, gia đình trẻ em… được các cấp Hội phối hợp hoạt động tốt, góp phần làm lành mạnh đời sống văn hóa ở địa bàn nông thôn.

Phong trào nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tiếp tục được nông dân hưởng ứng với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; trong các cấp Hội đã vận động nông dân đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây dựng Nhà văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn và hàng vạn ngày công để nạo vét kênh mương. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của BTV tỉnh Hội về các cấp Hội nông dân đảm nhận duy tu bảo dưỡng đường giao thông nông thôn, đến nay đã có 4.792 chi hội đã cắm biển nhận duy tu bảo dưỡng được trên 5000km đường giao thông nông thôn.

Ngoài ra, Hội Nông dân đã tích cực truyên truyền và mở các lớp tập huấn về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, tham gia thực hiện chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Chỉ đạo thực hiện dự án về bảo vệ môi trường nông thôn và phối hợp với TW hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường cho hội viên.

+ Phong trào nông dân thi đua tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh:

Các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với các Ban ngành thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tham gia diễn tập khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống, tố giác tội phạm, bài trừ mê tín dị đoan trên địa bàn nông thôn. Giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên, động viên nông dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, tổ chức vận động thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự đạt kết quả tốt.

Gắn việc thực hiện Pháp lệnh, quy chế về dân chủ cơ sở với thực hiện Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ về tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân; hàng năm đã tuyên truyền pháp luật cho gần 230.200 lượt người tham gia và trợ giúp pháp lý cho 12.560 người. Mặt khác các cấp Hội còn chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ quan nhà nước để tăng cường hoạt động hòa giải tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân. Trong năm 2010 đã giải quyết được 217/534 đơn thuộc thẩm quyền. Tham gia hòa giải thành công 2.112/2397 vụ việc chủ yếu là ở các chi Hội, góp phần giữ vững an ninh nông thôn.

b- Hội Liên hiệp Phụ nữ:

Mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức, các tầng lớp phụ nữ Nghệ An đã phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sáng tạo vươn lên, đóng góp tích cực và có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong công cuộc đổi mới quê hương, đất nước. Công tác chỉ đạo của Hội có nhiều đổi mới, xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên, có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể và những giải pháp phù hợp để xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Kết quả đạt được trên một số mặt cụ thể như sau:

Các phong trào thi đua, các cuộc vận động được triển khai sâu rộng, thu hút sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ:

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được các cấp Hội tập trung triển khai sâu rộng, gắn kết chặt chẽ với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nội dung tiêu chuẩn phong trào luôn được cụ thể hóa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, tạo động lực để chị em tích cực học tập nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, phát triển kinh tế, phòng chống TNXH, thực hiện bình đẳng giới, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tính đến hết năm 2010, đã có 100% cán bộ, 95% hội viên, 65% phụ nữ tham

gia học tập, đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn của phong trào; trong đó có 100% cán bộ, 72% hội viên và 50% phụ nữ đạt các tiêu chuẩn.

Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động xây dựng “Mái ấm tình thương” được Hội phụ nữ các cấp tập trung đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cả bề rộng lẫn chiều sâu; có nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng phụ nữ, chú trọng công tác chọn điểm chỉ đạo xây dựng các mô hình để nhân rộng. Hoạt động làm theo tấm gương đạo đức của Bác được thực hiện sáng tạo, hiệu quả bằng nhiều hình thức, mô hình cụ thể. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình “Hũ gạo tiết kiệm”, “ống tiền tiết kiệm”. Sau hơn 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cán bộ, hội viên trong tỉnh đã tiết kiệm tiền, gạo, vật chất khác trị giá 9,3 tỷ đồng giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn. Thực hiện cuộc vận động “Mái ấm tình thương” đến nay các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên quyên góp tiền, vật liệu, hàng trăm ngàn ngày công, xây dựng mới 193 mái ấm và sửa chữa 371 mái ấm cho phụ nữ nghèo đặc biệt khó khăn, phụ nữ đơn thân. Hoạt động của các cấp Hội đã góp phần nhân lên truyền thống đoàn kết, tiết kiệm, tương thân tương ái, đặc biệt là thông qua đó để huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp phụ nữ trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội.

Phong trào “Dân vận khéo” được các cấp Hội triển khai thực hiện sâu rộng với

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 49)