Đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn:

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 86)

NÔNG THÔN NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

2.3.2.6-Đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn:

+ Vận động các quy định về dịch vụ công: Chương trình cải cách hành chính hiện nay đã và đang giải quyết vấn đề về mức độ mà nhà nước cung cấp các dịch vụ công và khả năng các CSO và thị trường tham gia với vai trò bổ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ cho người dân, đầu tiên là lĩnh vực y tế công cộng và ngày càng tăng lên trong lĩnh vực giáo dục. Ở Nghệ An hiện nay, có 3 trường đại học và 13 trường dạy nghề tư nhân được thành lập, 13 bệnh viện tư nhân được cấp phép hoạt động…đã thể hiện sự gia tăng các hoạt động này. Trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn các CSO rất tích cực vận động các chính quyền địa phương ủng hộ sự tham gia của họ vào việc cung cấp các dịch vụ, thực hiện và giám sát các hoạt

động phù hợp với chính sách của Nhà nước về “xã hội hóa”. Tuy nhiên, cuộc vận động này còn mới mẻ và chưa đều khắp.

+ Đáp ứng trực tiếp các nhu cầu xã hội: Khả năng của Nhà nước đảm bảo các dịch vụ xã hội nói chung là hạn chế. Đối với những tỉnh đất rộng, người đông, điều kiện kinh tế còn khó khăn như Nghệ An thì vấn đề đó còn hạn chế nhiều hơn. Trong những năm qua, nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình đặc biệt để xóa đói giảm nghèo như Chương trình 135, 134, xã nghèo bãi ngang ven biển và gần đây là chương trình 30a. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu của xã hội là chưa thỏa đáng. Một số các CSO cung cấp các hình thức dịch vụ khác cho các nhóm người bị lọt ra khỏi mạng lưới phục vụ các dịch vụ công. Một hình thức dịch vụ thành công là tín dụng vi mô do Hội LHPN cung cấp ở các xã và đặt mục tiêu vào người phụ nữ nghèo cần vốn để cải thiện khả năng tạo nguồn thu nhập. Nhìn tổng thể, các CSO có tác động đáng kể trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội, cho dù khả năng của họ còn hạn chế. Nhìn chung, tất cả các CSO đều đã đóng góp cho việc giảm nghèo nhanh chóng của tỉnh, tuy nhiên, các CSO chưa thể hiện được họ là động lực thúc đẩy trong công tác giảm nghèo và điều đó đang ngày càng trở thành một vấn đề trong những nỗ lực chung của chính quyền, các nhà tài trợ và các CSO.

+ Đáp ứng các nhu cầu của những nhóm người kém vị thế: Các nhóm kém vị thế ở Nghệ An có rất nhiều dạng. Một số nhóm bao gồm những người nghèo nhất ở các thôn, bản, trong đó có các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm đặc biệt liên quan khác như người khuyết tật, các bệnh nhân HIV/AIDS, trẻ em khuyết tật, gái mại dâm, người nghiện ma túy…Rất nhiều trong số những nhóm người này bị xã hội ruồng rẫy và cần sự hỗ trợ đặc biệt của các nhóm hoạt động từ thiện, trong bối cảnh chính quyền địa phương không đủ khả năng hỗ trợ. Các tổ chức nhỏ thường dễ tiếp cận tới các nhóm kém vị thế và vì thế hoạt động hiệu quả hơn so với các tổ chức của nhà nước, nhưng họ lại thường thiếu kinh phí.

Các kế hoạch giảm nghèo thông thường do chính quyền phác thảo ngày càng tập trung nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng nhằm làm cho cả các vùng sâu, vùng xa cũng có thể tham gia vào các mục tiêu phát triển: Tiếp cận được một thị trường rộng lớn hơn và tiếp cận được với y tế, giáo dục…

Tuy vậy, chính sách này mang lại những kết quả còn hạn chế. Dù các tổ chức chính trị - xã hội gặp khó khăn, nhưng các NGO đã tiếp cận những vùng sâu, vùng xa nhất, đặc biệt là tại các huyện miền núi phía Tây của tỉnh. Cùng với sự phát triển mang tính xã hội, các nhóm người kém vị thế nhất ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 86)