Chính sách, pháp luật:

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 42)

NÔNG THÔN NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

2.1.2.3- Chính sách, pháp luật:

- Thực trạng cải cách hành chính và hiệu quả hoạt động của Nhà nước ở địa phương.

Công tác cải cách hành chính đã luôn được quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành; các nội dung của Chương trình cải cách hành chính nhà nước đều được triển khai có hiệu quả. Đến nay, 100% các xã đều thực hiện giao dịch qua bộ phận “1 Cửa”, nhiều huyện, thành thị có bộ phận “1 Cửa” hiện đại và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện cơ chế “1 Cửa” liên thông trong cấp phép đầu tư. Công tác rà soát thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ, đã cắt giảm được 34% số thủ tục hành chính.

Công tác quản lý nhà nước được thực hiện khá hiệu quả; việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương được thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay, do cơ quan nhà nước đang phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, vừa quản lý nhà nước vừa cung cấp các dịch vụ

công, do đó, nhiều bộ phận đang có sự quá tải, gây hạn chế trong việc hỗ trợ và giải quyết công việc cho nhân dân.

- Phân cấp quản lý: Phân cấp quan hệ Đảng - Chính quyền; phân cấp trong bộ

máy quản lý Nhà nước (nhất là phân cấp ngân sách).

Việc phân cấp đã được thực hiện một cách sâu rộng; trong quan hệ Đảng -Chính quyền đã được phân định rõ về lĩnh vực chỉ đạo, ví dụ như: Hiện nay, BTV Tỉnh ủy chỉ duyệt quy hoạch, còn việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng đều phân cấp cho UBND tỉnh.

Còn trong bộ máy quản lý nhà nước, rất nhiều lĩnh vực được phân cấp cho cấp dưới thực hiện. Trong lĩnh vực đầu tư và cấp phát vốn đầu tư, các dự án có mức vốn dưới 15 tỷ đồng, tỉnh đã phân cấp cho huyện phê duyệt dự án và nếu dự án sử dụng ngân sách huyện thì huyện tự quyết định về chủ trương đầu tư.

- Các tiêu chí chính kiến được phép của CSO:

Hiện nay, hoạt động của các tổ chức xã hội chưa được thực hiện đúng chức năng. Việc tham gia góp ý, phản biện các chính sách của chính quyền còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Nguyên nhân là vì các tổ chức này còn phụ thuộc một phần (về chính trị, tài chính..) vào chính quyền và một lý do nữa là vì trình độ, năng lực của chính các tổ chức này chưa cao.

Ví dụ như, khi xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm, chính quyền đều lấy ý kiến của các tổ chức xã hội, tuy nhiên gần như không có ý kiến tham gia từ các tổ chức đó. Hay như, trong các kỳ họp HĐND, việc chất vấn của các đại biểu đại diện cho MTTQ, Hội Nông dân đối với các hoạt động của chính quyền là chưa có chiều sâu và làm rõ được vấn đề người dân quan tâm.

- Quan hệ với Nhà nước:

Quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội được thực hiện trên nguyên tắc cùng phối hợp hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các tổ chức xã hội tại Nghệ An

chủ yếu là các tổ chức chính trị xã hội, có sự chi phối nhất định từ Đảng và Nhà nước. Các tổ chức như Mặt trận tổ quốc, Hội LHPN, Hội Nông dân.. đều hoạt động dưới sự định hướng của Đảng.

Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi công hợp pháp của các tổ chức xã hội và các tổ chức xã hội cũng thường xuyên được đối thoại với chính quyền địa phương về các quyết sách, các chủ trương chính sách. Tuy nhiên, mức độ tham gia là khá hạn chế. Về các hình thức đối thoại mới chỉ dừng lại trong việc tham gia các cuộc họp, có ý kiến đại diện cho người dân khi tham gia vào các diễn đàn của Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Thái độ của chính quyền đối với mục tiêu hoạt động của CSO: Thái độ đối với

CSO khi có việc hướng mục tiêu hoạt động của tổ chức vào các mục đích chính trị mà không hướng vào các mục tiêu tiến bộ xã hội.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội nằm trong hệ thống Mặt trận tổ quốc, được thành lập với mạng lưới từ trung ương đến tỉnh, huyện và xã thì chính quyền địa phương luôn có thái độ tin tưởng vào mục tiêu hoạt động của các tổ chức này. Các tổ chức này luôn hướng mục tiêu hoạt động của mình vào giải quyết các vấn đề: Tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân; xóa đói giảm nghèo; giảm các tệ nạn xã hội; cải thiện môi trường…Hầu hết các ý kiến của cán bộ lãnh đạo chính quyền đều không lo ngại về hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, đối với các tổ chức Phi chính phủ (NGO) thì chính quyền địa phương luôn có sự thận trọng trong việc cấp phép và quản lý hoạt động của các tổ chức này; đặc biệt đối với các tổ chức hướng mục tiêu hoạt động của mình vào các mục đích chính trị mà không hướng vào các mục tiêu tiến bộ xã hội; khi có thông tin từ cấp trên về sự không minh bạch của một tổ chức phi chính phủ nào đó, UBND các cấp luôn có Văn bản cảnh báo để các cơ quan liên quan có sự phối hợp quản lý và định hướng hoạt động.

Hiện nay có hơn 75% dân số và 65% lao động sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, ở Nghệ An trong những năm qua đã có nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả và đạt được những thành tựu đáng kể làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Những mặt được, có thể đánh giá là: Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển biến rõ nét; sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng 18%/năm, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt, thu nhập bình quân của hộ nông dân tăng nhanh, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện (giao thông nông thôn, thủy lợi, điện nông thôn, chợ, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa đều được tăng cường), đời sống kinh tế-văn hóa khu vực nông thôn có nhiều tiến bộ, quan hệ sản xuất trên cơ sở phát triển kinh tế tập thể nhằm hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế hộ và cộng đồng trong phát triển kinh tế vẫn được duy trì. Nhìn chung bộ mặt nông thôn Nghệ An có nhiều đổi mới, đời sống nông dân và những người sống ở nông thôn đã có nhiều cải thiện, được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục cải thiện như: Hạ tầng nông thôn còn nghèo nàn; số xã, thôn bản chưa có đường giao thông đến tận nơi, chưa có hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn nhiều, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông thôn còn nhiều bất cập; tình trạng phát triển nông thôn mang tính tự phát, không bảo vệ được cảnh quan, môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa bị mai một, môi trường nông thôn đang xuống cấp và ô nhiễm, thu nhập của người dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; đặc biệt là khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc, kinh tế hợp tác chưa phát huy đầy đủ vai trò hỗ trợ nông dân và thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ cấu lao động chuyển đổi chậm, nhiều mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa như vấn đề nông dân bị thu hồi đất, việc huy động sự đóng góp của người dân quá nhiều, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của khu vực nông thôn, đòi hỏi phải

có sự vào cuộc của toàn xã hội để chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ Nhà nước giải quyết tốt các vấn đề nói trên.

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 42)