Về chính trị:

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 39)

NÔNG THÔN NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

2.1.2.2- Về chính trị:

- Quyền chính trị của công dân:

Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của người dân được xã hội, được Đảng và Nhà nước ở Nghệ An đặc biệt coi trọng; chính quyền địa phương luôn coi trọng phát triển con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, con người vừa là động lực,

vừa là mục tiêu của hầu hết các chính sách, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại Nghệ An.

Qua khảo sát tại 3 huyện, mỗi huyện 3 xã đều được người dân phản ánh về việc luôn được tự do bầu cử, ứng cử hay thành lập các Tổ, nhóm có cùng lợi ích trong nông thôn; có hơn 85% số người được hỏi đánh giá quyền chính trị của công dân được đảm bảo. Trong các tổ chức xã hội dân sự, quyền tự do bầu cử, ứng cử cũng được đảm bảo một cách công khai và minh bạch.

- Thực hiện và thi hành pháp luật (lệ):

Việc thực hiện và thi hành pháp luật của chính quyền địa phương có bước chuyển biến căn bản. Trách nhiệm và năng lực thực hiện và thi hành pháp luật của cán bộ, công chức ở các cấp đều được đảm bảo. Nhận thức của nhân dân và ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân được tăng cường. Đã từng bước ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật ở các lĩnh vực đất đai, khiếu nại tố cáo, an toàn giao thông, phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, dân số … tại các địa bàn nông thôn.

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các tổ chức đều đánh giá việc thực hiện và thi hành pháp luật của chính quyền địa phương được đảm bảo. Mặc dù vẫn còn một số vụ việc khiếu kiện đông người kéo dài liên quan đến đất đai; tuy nhiên nguyên nhân chính là do có màu sắc tôn giáo, chính quyền địa phương đã có biện pháp để xử lý tốt các vụ việc.

- Tham nhũng và thái độ đối với tham nhũng:

Chính quyền địa phương đã có thái độ đúng đắn đối với tham nhũng; xác định tham nhũng là lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn; Ở các cấp đều thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; có quy chế hoạt động và phân công cụ thể cho các tập thể và cá nhân liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Trong đó đề cao các vấn đề như: Hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản chỉ đạo điều hành; công khai minh

bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân.

Mặc dù vẫn còn một số vụ việc tham nhũng của cán bộ, công chức liên quan đến tài nguyên khoáng sản, đất đai và các vấn đề khác. Tuy nhiên, hầu hết các vụ việc đều được xử lý triệt để, tạo lòng tin đối với nhân dân.

Đối với người dân, qua khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá đều kỳ thị đối với vấn đề tham nhũng, nhiều ý kiến nhận định chưa tin tưởng vào việc phòng chống tham nhũng của chính quyền; cho rằng trong thực tế vẫn còn nạn tham nhũng, đặc biệt là “tham nhũng ruồi”, nhưng chưa được phát hiện và xử lý triệt để.

Có một vấn đề đặt ra đối với người dân hiện nay là có một số bộ phận người dân chấp nhận và gợi ý dùng “chi phí không chính thức” để xử lý công việc của mình (trong xử lý vi phạm giao thông, trong các dịch vụ công liên quan đến: Đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng, dịch vụ y tế…)

- Quyền tự do cơ bản của công dân:

Các quyền tự do cơ bản của công dân được Luật pháp quy định gồm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, Quyền bảo đảm an toàn bí mật và thư tín, điện thoại, điện tín và Quyền tự do ngôn luận.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các huyện, xã được khảo sát đều thể hiện được các quyền tự do cơ bản của công dân được đảm bảo và thực thi một cách nghiêm minh. Người dân tại các địa bàn nông thôn đều có trình độ dân trí cao, có hiểu biết về pháp luật và hiểu biết nhất định về các quyền tự do cơ bản của mình.

- Quyền được thông tin:

Người dân trên địa bàn khảo sát đều hài lòng về việc được thông tin thường xuyên và đầy đủ về các vấn đề họ quan tâm. Thông qua các cuộc họp, bản tin nội bộ, phương tiện thông tin đại chúng (tường thuật trực tiếp các sự kiện kinh tế-chính trị-xã

hội lớn trên địa bàn), hệ thống loa phát thanh tại các thôn, xóm; các Nghị quyết, Chủ trương, Chính sách, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội... đều được chuyển tải đến người dân.

Đối với các tổ chức xã hội, họ được tham dự vào các cuộc họp quan trọng của Đảng và chính quyền, được thông tin và xin ý kiến về các quyết sách lớn của địa phương. Và thông qua sinh hoạt nội bộ, các thành viên của các tổ chức xã hội được tiếp cận các thông tin quan trọng đó.

- Quyền được thể hiện ý chí:

Thông qua các quy định về Quyền được tự do ngôn luận, các cá nhân và nhóm dân cư đều có quyền được thể hiện ý chí của mình tại các diễn đàn mà họ tham dự. Trong sinh hoạt tại thôn, xóm, sinh hoạt tại các Hội, người dân đều được phát biểu ý kiến của mình trước các vấn đề đang bàn luận.

Về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có quy định riêng nào về việc cấm đoán người dân thể hiện ý chí của mình về một vấn đề nào đó.

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 39)