Một số giải pháp cụ thể cho từng loại hình tổ chức XHDS:

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 101)

Các tổ chức XHDS không thể hoạt động một cách độc lập “mạnh ai nấy làm” như hiện nay Thay vào đó, các tổ chức cần chủ động và tích cực tham gia

3.2.2- Một số giải pháp cụ thể cho từng loại hình tổ chức XHDS:

3.2.2.1- Đối với các tổ chức chính trị- xã hội:

- Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động tuyên truyền, giáo dục vận động hội viên:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên với nội dung đa dạng và phong phú, phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: sinh hoạt các CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn trực tiếp, hội thảo nhóm…Có sự

phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội hóa hoạt động tuyên truyền của Hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền với nhau để đạt được hiệu quả cao.

Động viên cán bộ, hội viên phát huy tinh thần tự học tập, nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kiến thức xây dựng cuộc sống thông qua việc phát triển các bản tin nội bộ, các tủ sách cho phụ nữ, đẩy mạnh phong trào đọc và học tập qua sách báo.

Tăng cường tìm hiểu tài liệu cho công tác tuyên truyền sinh hoạt hội viên ở các cấp hội, tập trung biên soạn và nhân bản tài liệu phục vụ sinh hoạt, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội, phát hiện những tấm gương điển hình, tập thể và cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các Hội, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng nhằm tăng cường thông tin, truyên truyền về thành tựu, về các hình ảnh, các hoạt động của các cấp Hội.

- Gắn hoạt động với lợi ích của hội viên:

Qua thực tiễn về việc khó tập hợp hội viên, hay hội viên không mặn mà tham gia Hội; nhiều ý kiến cho rằng việc tập hợp hội viên sẽ không khó nếu tổ chức Hội mang lại quyền lợi cho hội viên. Các tổ chức Hội phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên, xây dựng các câu lạc bộ, chi hội nghề nghiệp. Nhất là nâng cao vai trò của các chi hội cơ sở ở thôn, xóm; các nội dung sinh hoạt phải phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của đa số hội viên. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành để đưa vốn, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất và củng cố mối liên kết để mang lại lợi ích cho hội viên.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội:

BCH các Hội dựa trên Điều lệ của hội mình xây dựng được quy chế hoạt động và thực hiện nghiêm túc các quy chế đặt ra, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của BCH, phát huy vai trò của cán bộ hội các cấp trong việc lồng ghép thực hiện nhiệm vụ.

Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ Hội nhằm đáp ứng yêu cầu đối với từng nhiệm vụ và phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Hàng năm cần xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Hội để đảm bảo tính kế thừa và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Hội.

Đa dạng hóa các hình thức xây dựng quỹ Hội để tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động các phong trào, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện công tác thu chi hội phí theo Điều lệ Hội quy định. Cần chú trọng quan tâm đến các CLB quỹ tín dụng.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với nội dung phương thức hoạt động để thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực nâng cao chất lượng hoạt động Hội, tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển phát triển của Hội.

- Tăng cường hoạt động phối hợp và khai thác nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của các Hội:

+ Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến hội viên. Thực hiện tốt vai trò đại diện tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Các hội chủ động phát huy vai trò giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách; kịp thời đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách để giúp hội viên thực hiện tốt vai trò cá nhân trong xã hội. Xây dựng mô hình hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ phù hợp với từng đối tượng nữ. Các cấp Hội tăng cường phát huy hiệu quả các hoạt động phối hợp với ngành tư pháp trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho cán bộ, hội viên.

+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương và nhiệm vụ công tác của Hội mình. Chủ động phối hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan để tranh thủ nguồn lực cho các hoạt động của Hội và nâng cao kiến thức cho cán bộ, hội viên, vận động chị em đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, các chương trình và phong trào thi đua của Hội:

Hàng năm tổ chức cho cán bộ Hội, hội viên học tập, đăng ký và bình xét các tiêu chuẩn của các phong trào thi đua, biểu dương những cán bộ, hôi viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua và các chương trình hoạt động của Hội. Cụ thể như Hội LHPN, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

+ Đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn do Đảng và Nhà nước phát động như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Phong trào xây dựng “Tổ phụ nữ 4 không”, Phong trào “Phụ nữ thi đua giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng”...

+ Thực hiện việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xóa nghèo bền vững, các cấp Hội tập trung chỉ đạo công tác hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bằng nhiều biện pháp, trong đó có quan tâm hỗ trợ vốn kết hợp với hướng dẫn cách sử dụng vốn có hiệu quả như: Trang bị kiến thức về kinh doanh, kiến thức về chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách thức quản lý vốn…Thông qua các hoạt động mô hình giúp phụ nữ giảm nghèo có hiệu quả đã được xây dựng và nhân rộng trong công đồng như: Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Nuôi lợn tiết kiệm”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “ Cánh đồng 50 triệu/ha”…

+ Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Các cấp Hội đẩy mạnh, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác gia đình. Chọn điểm chỉ đạo, rút kinh nghiệm và nhân rộng. Điển hình đã xây dựng các mô hình truyền thông hiệu quả, duy trì, nhân rộng các mô hình hỗ trợ phụ nữ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 101)