Thực hiện bình đẳng giới trong tổ chức; Thúc đẩy bình đẳng giới ở xã hội nông thôn.

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 81)

NÔNG THÔN NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

2.3.1.3- Thực hiện bình đẳng giới trong tổ chức; Thúc đẩy bình đẳng giới ở xã hội nông thôn.

hội nông thôn.

Việc thực hiện bình đẳng giới trong các tổ chức đã được quan tâm và làm tốt; chị em được ưu tiên quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.

Trong xã hội nông thôn mặc dù vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới như quan niệm về sinh con trai, con gái vẫn còn nặng nề, con gái vẫn ít được học hành hơn…, tuy nhiên, hiện nay vấn đề này đã được hạn chế khá nhiều. Vì các gia đình đều sinh ít con, nên trai gái đều được học hành đầy đủ.

Nhằm nỗ lực mang lại sự bình đẳng cho phụ nữ, những dự án phát triển của OHK luôn nhấn mạnh đến bình đăng giới; hỗ trợ xây dựng năng lực cho phụ nữ tham gia vào quá trình ra quyết định, quyền tiếp cận những nguồn lực thiên nhiên và kinh tế cũng như cơ hội để tham gia giám sát và quản lý dự án. Một trong những dự án thành công của OHK trên địa bàn Nghệ An về vấn đề này là dự án: Hỗ trợ phát triển dệt thổ cẩm tại Bản Yên Thành, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông. Với số tiền rất nhỏ 60.000 đồng (1995-1996) nhưng lại đủ cho mỗi chỉ em phụ nữ người dân tộc Thái ở bản Yên Thành mua giống dâu, tằm về để duy trì nghề truyền thống từ bao đời. Tại thời điểm đó, bản Yên Thành có tỷ lệ hộ nghèo là 80%; cái nghèo, cái đói đã khiến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vốn được phụ nữ Thái truyền từ đời này sang đời khác có nguy cơ mai một. Sau khi khảo sát, OHK cấp trực tiếp cho mỗi chị em

60.000 đồng và thành lập các Tổ do Hội LHPN vận động thành lập 6 triệu đồng để mua máy khâu.

Không chỉ giúp “chiếc cần câu”, chuyên gia của OHK còn tư vấn cho chị em “cách câu” qua hàng loạt các buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo chia sẻ thông tin về may, thiết kế, nhuộm, giúp chị em cách tìm lá cây có sẵn ở địa phương để dệt vải có thêm màu sắc, cách trang trí họa tiết cho phong phú hơn. Bên cạnh đó, người của tổ dệt cũng được chuyên gia tư vấn giới thiệu các đầu mối tiêu thụ và được hướng dẫn cách bán hàng ra thị trường. Chính vì thế mà sau đó tổ dệt đã có các mối lấy hàng thường xuyên; một số công ty du lịch đã dẫn khách nước ngoài tới tận bản mua hàng khu có tour du lịch gần đó.

Kết quả của dự án này, là ngoài việc tạo công ăn việc làm, giúp chị em sống được bằng nghề truyền thống, dự án còn giúp chị em biết tự hạch toán kinh tế cho việc sản xuất sản phẩm của chính mình và gia đình, giảm sự phụ thuộc vào người chồng. Vai trò người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng cũng từ đó được nâng cao.

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 81)