Nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 34)

NÔNG THÔN NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

2.1.1.2- Nguồn nhân lực:

Tổng dân số tỉnh Nghệ An năm 2010 là 2.930.946 người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hoá). Có 6 dân tộc cùng sinh sống hoà thuận với nhau từ lâu đời trên đất Nghệ An, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm 86,25%, Thái 9,59%, Khơ Mú 1,07%, còn lại là các dân tộc khác (Mông, Thổ, Ơ đu).

Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng ven biển mật độ dân cư cao. Mật độ dân số bình quân trong toàn tỉnh năm 2005 là 184 người/km2, trong đó ở vùng đồng bằng, ven biển là 697 người/km2 và ở vùng miền núi là 81 người/km2; cao nhất là thành phố Vinh (3.737 người/km2) và thị xã Cửa Lò (1.759 người/km2), thấp nhất là huyện Tương Dương (27 người/km2). Mật độ dân số trung bình của tỉnh thuộc loại cao so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ dân trên 15 tuổi biết chữ trong tổng số dân đạt 97%. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.

Cơ cấu lao động trên cho thấy lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh vẫn là lao động nông nghiệp (chiếm gần 80%), lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn ít (trên 20%).

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của Nghệ An chưa cao tuy có tăng lên trong những năm gần đây, năm 2010 đạt 78,8%.

2.1.1.3- Văn hóa, xã hội:

- Tình trạng nghèo đói ở địa phương:

Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã thực hiện nhiều chương trình đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và đã trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân. Nhờ đó, bình quân mỗi năm tỉnh Nghệ An giảm được 12.000-14.000 hộ nghèo, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khoảng 12%. Trong số 03 huyện được khảo sát thì huyện Nghĩa Đàn là huyện miền núi nên có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn (25%), Diễn Châu là 19% và Quỳnh Lưu là 17%.

- Thực trạng bất bình đẳng :

Qua khảo sát cho thấy, tình trạng bất bình đẳng trong xã hội đã luôn được quan tâm; đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới. Theo đánh giá, lao động nữ tiếp tục đóng góp

tích cực, hiệu quả vào thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ lệ cao trong các ngành như giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý tăng lên trong các doanh nghiệp và kinh tế hộ gia đình.

Phụ nữ đã chủ động tham gia vào hoạt động chính trị ở các cấp, các ngành và cộng đồng; tích cực thực hiện các quyền công dân, thực hiện dân chủ cơ sở. Phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý tăng ở một số lĩnh vực, ở cấp huyện và cấp cơ sở chất lượng cán bộ nữ ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ ngày càng được nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, chính sách về xã hội, gia đình; phát huy vai trò quan trọng trong tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, các giá trị đạo đức của dân tộc, truyền thống của gia đình.

- Tình trạng mù chữ ở người lớn từ 16 tuổi trở lên:

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nghệ An có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở trường, lớp được quan tâm đầu tư, xây dựng; trang thiết bị dạy và học được trang bị đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, hàng năm có khoảng 75% học sinh tốt nghiệp THCS được chuyển vào THPT. Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ theo chuẩn quốc gia từ năm 1998; tháng 10 năm 2005, được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Qua khảo sát cho thấy, Nghệ An là tỉnh làm tốt công tác xóa mù chữ, tình trạng mù chữ ở người lớn từ 16 tuổi trở lên ở 03 huyện được khảo sát (Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghĩa Đàn) là gần như không có. Tuy nhiên, trên địa bàn một số huyện miền núi cao, giáp biên giới (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong), tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao tình trạng mù chữ ở người lớn vẫn còn nhiều.

- Thực trạng hạ tầng thông tin:

Hạ tầng thông tin đã được hiện đại hóa, năng lực thông tin truyền thông, công nghệ thông tin được nâng cao; đã ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh

đạo, điều hành, quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ công qua mạng. Đến nay, 100% các xã của tỉnh Nghệ An đều được phủ sóng điện thoại và có Internet. Nhiều cơ quan, ban ngành đã xây dựng và triển khai văn phòng điện tử, công văn, báo cáo đã được xử lý qua mạng.

- Lòng tin của người dân:

Lòng tin của người dân đối với họ hàng, làng xóm là khá cao; hầu hết ý kiến khảo sát đều cho rằng họ không lo lắng gì về những người xung quanh; đặc biệt là người dân ở các làng, xóm tại khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, đối với người dân ở khu vực thành thị thì hiện đang có một số bộ phận khá thờ ơ đối với các vấn đề của những người xung quanh. Bên cạnh đó, trong thực tế đã xảy ra một số tranh chấp về đất đai, tài sản và tiền bạc giữa các gia đình có mối quan hệ thân tình (kể cả anh em ruột) do quá tin tưởng nhau.

- Thái độ kỳ thị của người dân đối với các vấn đề xã hội:

Qua khảo sát, cho thấy người dân địa phương có thái độ khá gay gắt đối với các vấn đề xã hội như: mại dâm, HIV, ly hôn, nạo phá thai, uống rượu, ma tuý hay với việc hối lộ, tham nhũng.

Hầu hết đều đánh giá những tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối đối với địa phương hiện nay, các vấn đề xã hội đó đang là thách thức to lớn đối với chính quyền và nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng; nhất là các địa phương vùng miền núi, dân tộc. Có nhiều xã vùng biên giới với nước bạn Lào, ma túy đã xâm nhập đến hầu hết các gia đình.

- Ý thức của người dân đối với cộng đồng:

Ý thức của người dân đối với cộng đồng dân cư là khá tốt. Hầu hết đều chấp hành tốt việc tham gia giao thông, đóng thuế và các khoản phí theo quy định của pháp luật (Trước đây, khi còn thu thủy lợi phí thì Nghệ An là địa phương có tỷ lệ thu thủy

lợi phí cao nhất nước: 85%). Việc tham gia và đóng lệ phí tại các Tổ liên gia, phường hội và các tổ chức cộng đồng ở nông thôn được thực hiện tốt, đặc biệt là các Hội, nhóm có hội viên tham gia là nữ giới (vì họ nắm giữ tài chính của các gia đình).

Ngoài ra, hiện nay ở hầu hết các làng, thôn đều thành lập các Tổ Liên gia tự quản, hoặc các Chi hội (Phụ nữ, Cựu chiến binh..) tham gia bảo vệ môi trường, tự quản các tuyến đường xanh – sạch – đẹp; hàng tháng và vào các ngày lễ lớn đều tổ chức ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm…

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 34)