CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở NÔNG THÔN NGHỆ AN

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 92)

XÃ HỘI DÂN SỰ Ở NÔNG THÔN NGHỆ AN

3.1. Bối cảnh phát triển nông thôn mới và quan điểm hình thành, phát triển các tổ chức XHDS ở nông thôn Nghệ An triển các tổ chức XHDS ở nông thôn Nghệ An

3.1.1. Bối cảnh phát triển nông thôn Nghệ An đến năm 2020

Nông thôn là địa bàn để người dân sinh sống và phát triển, là một bộ phận quan trọng cấu thành xã hội. Nông thôn có chức năng chính là: Sản xuất và cung ứng nông sản phẩm cho xã hội; giữ bản sắc văn hóa truyền thống và đảm bảo môi trường sinh thái. Trong quá trình phát triển của đất nước, đến nay nông thôn Nghệ An đã có nhiều đổi mới tích cực, song cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm, bất cập nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Phát triển nông thôn Nghệ An đến năm 2020 đang đối mặt với một số cơ hội và thách thức như sau:

3.1.1.1- Cơ hội:

+ Việt Nam là thành viên của WTO; đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức, cơ hội là việc có sức ép phải đổi mới, có cơ hội để Việt Nam phát triển, học tập được nhiều kinh nghiệm phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

+ Nhà nước Việt Nam khẳng định rõ quan điểm và quyết tâm phát triển nông thôn; thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh; hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

+ Đã có một số mô hình nông thôn mới trong quá trình triển khai thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có thể tổng kết và nhân rộng.

3.1.1.2- Thách thức:

+ Chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là khó khăn lớn nhất, là rào cản cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới văn minh-hiện đại-bền vững.

+ Năng lực quản lý xã hội của bộ máy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong điều kiện ngân sách nhà nước eo hẹp, huy động nội lực hạn chế cũng là thách thức lớn đối với việc phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

+ Môi trường nông thôn đang bị xuống cấp nhanh chóng, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt…ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp.

+ Ruộng đất manh mún, công nghệ sản xuất lạc hậu, lao động thủ công đang là trở lực lớn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản. Sẽ là thách thức lớn cho mục tiêu giải quyết lao động, việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

3.1.1.3- Mục tiêu và quan điểm phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là: năm 2020 là:

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân: Sản xuất phát triển, đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, môi trường đảm bảo, quản lý dân chủ, bản sắc văn hóa được phát huy, hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ.

- Quan điểm:

+ Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

+ Xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân phải “dựa vào dân để lo việc của dân”, nhưng Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ và động viên sự tham gia của toàn xã hội. Đảm bảo phát triển hài hòa kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng, xã Việt Nam.

+ Xây dựng nông thôn phải dựa vào cộng đồng dân cư. Chính phủ đề ra tiêu chí, mục tiêu cho từng giai đoạn, cộng đồng dân cư lựa chọn xây dựng kế hoạch trên cơ sở bàn bạc dân chủ, chủ động quyết định những nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của từng địa phương và chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

+ Quán triệt và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai các mức, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước bằng tiền, hiện vật cũng như các cơ chế chính sách thực hiện tới tận thôn, bản và người dân, để người dân thực sự là chủ thể của nông thôn mới.

3.1.2. Các quan điểm cơ bản

- Khuyến khích phát triển các tổ chức XHDS nhằm phát huy sức mạnh ba trụ cột cơ bản: Nhà nước-Khu vực tư nhân-Khu vực XHDS (Đối với các tổ chức XHDS: đa dạng loại hình; đúng pháp luật; đúng bản chất của XHDS; Nhà nước hỗ trợ bằng cách tạo môi trường, khuyến khích khu vực tư nhân)

- Hoạt động của tổ chức XHDS định hướng mục tiêu phát triển, chứ không nhằm mục tiêu chính trị (nhất là các tổ chức XHDS có gắn với hệ thống chính trị)

- Mọi hoạt động phải nhằm vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Hoạt động của các tổ chức XHDS phải thực hiện từ dưới lên, xuất phát từ nhu cầu của người dân.

3.1.3. Định hướng chủ yếu về sự phát triển của các tổ XHDS:

Các tổ chức XHDS là rất đa dạng, hoạt động ở nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau; có vai trò và vị trí khác nhau đối với sự phát triển nông nghiêp, nông thôn và nông dân. Trong thời gian tới, chúng ta cần đánh giá vai trò của từng nhóm tổ chức để định hướng cho sự phát triển của các tổ chức đó; đối với nông thôn Nghệ An trong thời

gian tới đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các tổ chức XHDS để mỗi tổ chức sẽ phát huy vai trò của mình, thực hiện những phần việc được giao góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cùng cần chú trọng phát triển các tổ chức có định hướng hoạt động đa mục tiêu như các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức cộng đồng, vì chúng sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề trên cùng một địa bàn hoạt động, hỗ trợ và cùng với nhà nước quản lý xã hội.

Đối với mỗi tổ chức XHDS cần chú trọng các hoạt động của mình hướng vào cộng đồng, góp phần giải quyết các lĩnh vực kinh tế xã hội thiết yếu như: Giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai…

Sự can thiệp của nhà nước vào các tổ chức XHDS cần phải hướng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các tổ chức này hoạt động; tránh tình trạng không quản lý được hoạt động thì cấm đoán một cách cực đoan, tạo tâm lý không tốt đối với thành viên các tổ chức cũng như người dân trong cộng đồng dân cư.

3.2. Đề xuất, kiến nghị chính sách và giải pháp phát triển các tổ chức XHDS ở Nghệ An XHDS ở Nghệ An

Một phần của tài liệu phát triển các tổ chức xã hội dân sự góp phần phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 92)