1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình
1.3.2. Nguồn nhân lực
Thực trạng dân số, nguồn nhân lực nằm trong tình hình chung cả nước là rất thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, hạn chế là lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao lại chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp bằng khoảng 70% so với cả nước. Mặt khác, lao động nông nhàn còn chiếm thời lượng khá lớn (khoảng 15%) trong năm.
Bảng 3: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 Hạng mục Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số Nghìn người 859,8 901,0 906,0 911,6 915,7 Lao động: Nghìn người 424,7 433,0 443,0 449,6 460,4 + Công nghiệp % 13,8 154,4 16,8 17,3 17,4 + Nông nghiệp % 74,2 72,5 70,4 70,0 68,5 + Thương mại- dịch vụ % 12,0 12,1 12,8 12,9 14,1
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2005
Do giáo dục đào tạo đạt kết quả khá và có một số trường dạy nghề nên nguồn nhân lực được đánh giá là khá so với cả nước cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Bình quân 1.000 người có tới gần 300 người đi học. Tỷ lệ người mù chữ thấp so với cả nước (cả nước vào khoảng 4% nhưng Ninh Bình đạt xấp xỉ 0,8%).
Nguồn nhân lực tăng tương đối nhanh, hiện tại tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân lên tới 460,4 nghìn người (2005). Lao động nông nghiệp là 315,4 nghìn người (68,5%) tương đương với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Số lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng (17,4%) và dịch vụ (14,1%) là còn thấp.
1.4. Công tác giáo dục, y tế; cơ sở vật chất hạ tầng về giao thông; công tác môi trƣờng và quốc phòng an ninh.
1.4.1. Công tác văn hóa - giáo dục, y tế, thể thao
- Giáo dục đào tạo, do có sự chỉ đạo của đảng uỷ, các cấp chính quyền và nhận thức của nhân dân nên tỉnh đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực đào tạo. Kết quả rõ nhất là tỷ lệ các em học sinh tốt nghiệp trung học của tỉnh thi đỗ đại học vào loại cao trên cả nước và đứng thứ 3 trong toàn quốc về số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Giáo dục được xếp thứ 15 trong cả nước về đạt chuẩn phổ thông trung học cơ sở và thứ 16 về phổ thông trung học. Bên cạnh đó tỉnh có các cơ sở dạy nghề có chất lượng như trường Cao đẳng dạy nghề Lilama, trường Cao đẳng dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hệ thống trung tâm dạy nghề và truyền nghề tại làng nghề.
- Công tác Y tế: Y tế dự phòng được quan tâm chỉ đạo, trên địa bàn Tỉnh nhiều năm qua không xảy ra dịch bệnh lớn. Hiện tại 100% xã có trạm y tế với gần 45% trong số đó có bác sỹ và khoảng 40% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Bình quân cán bộ y tế đạt khoảng 20 người /1 vạn dân và xấp xỉ 6 bác sỹ /1 vạn dân.
- Công tác kế hoạch hoá gia đình, công tác chăm sóc sức khoẻ công đồng đã được thực hiện khá tốt nên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 25% vào năm 2005. Do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế được nâng cấp cho nên việc chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói riêng đạt được tiến bộ.
- Phong trào thể dục thể thao phát triển khá toàn diện từ cơ quan công sở, các doanh nghiệp, trường học và tới thôn xóm mà từng người dân là hạt nhân. Các loại hình thể thao phát triển khá phong phú từ cầu lông, bóng chuyền đến các môn võ cổ truyền.
Bên cạnh phát triển phong trào, tỉnh đã phát triển một số ngành thể thao mũi nhọn gắn liền với cơ sở hạ tầng thể dục thể thao hiện đại. Năm 2006 đã có đội bóng đá nam tham gia giải A1, có đội bóng chuyền nam...
- Văn hóa, thông tin đạt được tiến bộ như 100% các xã đều có nhà văn hóa - bưu điện, đạt tỷ lệ 61% số hộ đạt gia đình văn hoá và 60% cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa. Các tệ nạn xã hội từ ma tuý, mại dâm đến hủ tục đến ma chay, cưới hỏi linh đình đều rất hạn chế.
Tỷ lệ phủ sóng phát thanh trong tỉnh đạt 100%, số hộ được xem truyền hình đạt trên 90% và hệ thống thư viện đã được nâng cấp. Việc phát hành các loại báo chí có bước tiến bộ nên người dân được hưởng lợi.
- Nâng cao mức sống và xoá đói giảm nghèo, do tăng trưởng kinh tế cao nên mức sống nhân dân được ổn định, từng bước có cải thiện. Họ được hưởng lợi ích tốt hơn về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao.
1.4.2. Kết cấu hạ tầng
- Về giao thông:
+ Hệ thống đường bộ được nâng cấp, gồm có quốc lộ 1A, 10, 45, 12B; Đường tỉnh lộ 480, 481, 480E, 480C, 477, 479, 479C, 477B dài hơn 260 km; Đường huyện lộ (dài hơn 195 km) và đường giao thông nông thôn lên tới gần 1000 km (84% đã cứng hoá bề mặt). Trong 5 năm, riêng tỉnh đã chủ động xây dựng mới được 65 km đường quốc lộ, đường liên tỉnh và đường liên huyện.
+ Hệ thống đường thuỷ, tổng chiều dài gần 400 km với 2 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (chủ yếu là vận chuyển than), đã được nâng cấp. Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông cũng được tu sửa, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế địa phương.
+ Đường sắt, tỉnh có đường sắt xuyên Bắc Nam đi qua với 4 ga là ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao rất thuận lợi trong việc vận chuyển xi măng, đá xây dựng v.v và vận chuyển hành khách.
- Về hạ tầng xã hội:
+ Hệ thống điện được đầu tư nâng cấp nên sản lượng điện năm 2005 tăng 1,8 lần so với năm 2001. Ba trạm biến áp (500 kv, 200 kv, 110 kv) được xây dựng cùng với nhà máy điện Ninh Bình, góp phần quan trọng để phát triển nhanh kinh tế-xã hội. Bưu chính viễn thông, đặc biệt là cáp quang, internet và hệ thống cung cấp xăng dầu đã được nâng cấp toàn diện trong 5 năm vừa qua.
+ Hệ thống cấp thoát nước đô thị được cải tạo, cụ thể nhà máy nước Ninh Bình công suất 20.000 m3
/ngày , nhà máy nước Tam Điệp là 12.000 m3/ngày và một số nhà máy nước công suất khoảng 2000 m3/ngày tại thị trấn, cung cấp tới 80% nước sạch. ở nông thôn, việc cấp nước chưa được giải quyết cùng với thoát nước, nhà nước cần đầu tư mạnh hơn.
+ Hệ thống công trình dịch vụ phục vụ du lịch đã có khởi sắc do được nâng cấp, xây dựng như các khách sạn, bến thuyền, nhà hàng và khu du lịch Tràng An, khu Tam Cốc - Bích Động, khu đất ngập nước Vân Long, vườn quốc gia Cúc Phương gồm cả khu nước khoáng, khu nhà thờ Kim Sơn mà đặc biệt là nhà thờ đá v.v. Bên cạnh đó các làng nghề cũng đã tạo được bộ mặt mới thu hút khách du lịch.
+ Một số công trình hạ tầng khác như trường học các cấp, trường kỹ thuật, trung tâm dạy nghề và bệnh viện các tuyến, bệnh xá, trung tâm chăm sóc sức khoẻ đã được xây dựng khá tốt trong thời gian qua. Bên cạnh đó ngân hàng, kho bạc và một số công trình thương mại tại thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp có bước tiến bộ.
- Về hệ thống thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi phát triển lên tầm cao mới do được đầu tư khá lớn trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt đã xây dựng hoàn thiện hệ thống đê sông và đê biển vì vậy có thể phòng chống được bão lên tới cấp 11. Ngoài ra hệ thống kênh mương cũng đã được bê tông hoá.
Điểm chú ý nữa là hệ thống hồ (Yên Quang, Đồng Thái, Thường Xung, Đá Lại, Đồng Chương, Yên Thắng v.v) và các trạm bơm chống lũ đã được đưa vào sử dụng.
1.4.3. Quốc phòng và an ninh
Vấn đề quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội luôn được cấp ủy và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các ngành liên quan, chỉ đạo lực lượng vũ trang và nhân dân thực hiện khá tốt. Kết quả đạt được cụ thể là:
a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin và giáo dục quốc phòng, an ninh: tuyên truyền Nghị quyết 08 khoá VIII của Bộ Chính trị, Nghị quyết 08 khoá IX, Nghị quyết khoá X và Chương trình hành động 15 của Ban chấp hành Trung ương... đến các tầng lớp nhân dân. Các xã đều có trưởng công an xã, hoạt động dựa trên nòng cốt là phong trào bảo vệ an ninh, tổ quốc.
Tỉnh triển khai công tác huấn luyện chiến đấu, thực hiện diễn tập cho các lực lượng vũ trang trên địa bàn. Thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
b) Kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội: trên cơ sở thực hiện hoạt động quốc phòng, an ninh, tỉnh đã kết hợp phát triển kinh tế - xã hội khá tốt. Tại các vùng nông thôn, vùng Kim Sơn - Phát Diệm nơi tập trung đồng bào tôn giáo sinh sống đã làm tốt công tác nêu trên, đặc biệt là công tác tôn giáo. Mặt khác tỉnh đã thu được kết quả tốt trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần để thực hiện mục tiêu gìn giữ, xây dựng và củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh.
2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-2005 BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-2005
2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 đoạn 2001-2005
a. Mục tiêu tổng quát:
- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đà vững chắc cho sự phát triển tăng tốc của giai đoạn sau.
- Trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp (đặc biệt là sản xuất xi măng, đá xây dựng), phát triển nhanh dịch vụ (nhất là du lịch, thương mại), phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đa dạng hóa các thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, từng bước nâng cao đời sống của mọi tầng lớp dân cư.
b. Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001-2005 là:
- Phấn đấu đưa GDP bình quân đầu người của Ninh Bình tới năm 2005 đạt 60-65% GDP bình quân đầu người của cả nước, so với mức 54,6% của năm 2000.
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 8-9% trong giai đoạn 2001-2005.
- Ðưa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tổng GDP lên 10-12% vào năm 2005.
- Ðẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu tăng giá trị của các dịch vụ thu ngoại tệ trong ngành du lịch và các hoạt động dịch vụ khác, đưa du lịch trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của tỉnh.
c. Nhiệm vụ phát triển cụ thế: * Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp
- Ngành nông nghiệp: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng bình quân hàng năm của giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là 4% giai đoạn 2001-2005, đưa giá trị tổng sản lượng nông nghiệp lên 1.190 tỷ đồng năm 2005, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng GDP của tỉnh.
- Ngành lâm nghiệp: Mục tiêu đến năm 2005 là trồng mới 5.000 ha rừng, trong đó vùng cây ăn quả tập trung là 1.070 ha; rừng đặc dụng 12.000-14.000 ha; rừng khoanh nuôi và tái sinh 10.374 ha và 6.000 ha rừng trồng cây phân tán. Ðưa tỷ lệ che phủ đất rừng từ 9% hiện nay lên 31%.
- Ngành thuỷ sản: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản lượng ngành thuỷ sản là 6,5% giai đoạn 2001-2005.
* Công nghiệp - xây dựng:
Phấn đấu tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp trong giai đoạn 2001- 2005 bình quân hàng năm lên 10-15%, nâng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh lên 19-30% vào năm 2005;
* Dịch vụ:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu các ngành dịch vụ trong cả thời kỳ 2001-2005 là 10-12%, đưa tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP toàn tỉnh năm 2005 lên 30-35%.
Chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ xuất khẩu lao động tăng dần tỷ trọng của các ngành này trong GDP của tỉnh.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP ở Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 (Đơn vị: %) Năm 2001 2003 2004 2005 Tổng GDP 100 100 100 100 Nông nghiệp 44,75 40,05 36,72 30,65 Công nghiệp 22,77 27,36 29,99 35,17 Dịch vụ 32,48 32,14 33,29 34,18
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng tương đối đều qua các năm, năm 2001 tỷ trọng ngành công nghiệp là 22,77% nhưng đến năm 2005 tăng lên 35,17%. Như vậy, có thể khẳng định rằng ngành công nghiệp ngày càng phát huy hơn vai trò đầu tàu của mình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh. Nổi bật lên trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp là sự tăng lên nhanh của ngành công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.
Bảng 5: Giá trị công nghiệp trên địa bàn phân theo ngành công nghiệp
(Giá hiện hành, đơn vị tính: Triệu đồng)
Ngành 2001 2003 2004 2005
Tổng số 995.151 1.877.435 2.628.560 3.921.999 Công nghiệp khai thác 29.984 44.502 76.492 86.026 Công nghiệp chế biến 667.560 1.498.041 2.196.400 3.414.988 Công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, nước 297.607 334.892 355.668 420.985
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Tuy nhiên với tỷ trọng ngành công nghiệp năm 2005 là 35,17% trong cơ cấu GDP vẫn là con số khiêm tốn so với khả năng tiềm lực của tỉnh về sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến, vì vậy cần phải được nâng cao lên trong thời gian tới để ngành công nghiệp không chỉ giữ vị trí chủ đạo mà còn tạo sức hút cho các ngành khác trong nền kinh tế của tỉnh phát triển theo.
Trong cơ cấu kinh tế theo GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai đoạn 2001-2005, từ 44,75% năm 2001 xuống còn 30,65% năm 2005 đây là xu thế tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Với tỷ trọng 30,65% thì ngành nông nghiệp đã đạt được chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2001-2005.
Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 2001-2005 chưa có sự chuyển biến lớn, từ 32,48% năm 2001 lên 34,18% năm 2005, đáp ứng được mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2001-2005.
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trên lãnh thổ tỉnh phần lớn là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn của dân và tư nhân, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 51,3%, vốn của dân và tư nhân chiếm 30,8%, trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ chiếm 0,2%.
Bảng 6: Vốn đầu tƣ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005
(Giá hiện hành, đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2001 2003 2004 2005
Tổng số 391.522 2.040.454 2.546.314 2.747.734
1. Ngân sách nhà nước 241.657 727.162 1.444.509 1.409.673